Sunday, December 18, 2011

THÔNG BÁO SỐ 1

(Poster: Tống Phước Cường)

Ban Tổ Chức xin trân trọng thông báo cùng quý thầy cô và các đồng môn một số chi tiết về 3 ngày HỘI NGỘ CỰU HỌC SINH PHÚ YÊN Kỳ 3 tại HOUSTON và VÙNG PHỤ CẬN:
I. NỘI DUNG:
1. Đêm tiền hội ngộ: Chiều Thứ Sáu, ngày 5 tháng 10 năm 2012, lúc 5 giờ. Chỉ dành riêng cho quí Thầy Cô giáo và CHSPY, không có thân hữu.
· Một buổi sinh hoạt rất thoải mái, chỉ có ghế ngồi, có thể đi lại tự do trong một phòng hội để gặp gỡ bạn bè, chụp hình lưu niệm với văn nghệ “cây nhà lá vườn” của tất cả mọi tham dự viên nếu muốn ghi danh trình diễn.
· Ẩm thực: “all you can eat”.
2. Ngày hội ngộ: Chiều Thứ Bảy, ngày 6 tháng 10 năm 2012, lúc 6 giờ .
· Buổi tiệc được tổ chức tại một sảnh đường lớn: OCEAN PALACE, nhà hàng sẽ phục vụ phần ẩm thực.
· Văn nghệ do ban nhạc “one-man band” của Nhạc sĩ Kim Bằng và ca sĩ Kim Loan đảm trách. Một đêm văn nghệ với các mục thi-ca-vũ-nhạc trong phạm vi học đường do các CHSPY trình diễn. Nếu quí ACE ở xa, có những tiết mục hợp ca, tam ca, múa , hoạt cảnh..v…v muốn đóng góp vào để thêm phần sinh động, xin cho ban tổ chức biết trước để tiện sắp xếp chương trình.
.Có quay phim làm kỷ niệm.
· Đóng góp cho hai đêm dự tiệc là 60 Mỹ kim.
3. Ngày ngoạn cảnh: Chủ Nhật, ngày 7 tháng 10.Thành phố Houston có khu vực thương mại VN rất sầm uất, nhiều thắng cảnh để đi xem. Có bãi biển Gaveston, có vườn cây đẹp cạnh bãi biển …(Nếu quí ACE có dự định đi tham dự, vui lòng cho BTC biết sớm).
II. KHÁCH SẠN:
Nếu qúi Thầy Cô giáo và ACE không muốn ở nhà bạn bè, thì có khách sạn ở rất gần nơi tổ chức: Hilton Garden Inn ( chỉ cách khoảng 3 phút lái xe). Khách sạn mới xây khoảng hai năm trên một điạ điểm rất thuận tiện cho đường xe, nhà hàng ăn sát bên hông ( mở trọn đêm). Phòng rất đẹp có giường đôi rộng, giá biểu chỉ khoảng $80 cộng thuế/một đêm. Nếu cho BTC biết sớm trong vòng sáu tháng trước, sẽ có giá biểu hạ hơn nữa.
III. DI CHUYỂN:
Ban tổ chức sẽ đưa và đón tất cả quí Thầy Cô và các ACE từ phi trường về khách sạn và ngược lại trong vòng một tuần lễ, nếu không có xe riêng. Tại Houston có hai phi trường: BUSH và HOBBY, nhưng nếu thuận tiện thì nên về HOBBY để dễ dàng cho BTC. Nếu quí vị đến cùng một thời gian ngắn, người đến sớm hơn vui lòng chờ cho người đến trễ một chút, cho đủ chuyến xe. Xin cho BTC biết càng sớm càng tốt để tiện việc sắp xếp.
IV. ĐẶC SAN:
· Với nội dung “TRƯỜNG CŨ TÌNH XƯA”, BTC rất mong quí Thầy Cô giáo và các ACE gửi bài về, hạn chót là ngày 30 tháng 6 năm 2012.
· Thơ, văn , truyện , tùy bút, tham khảo về Phú Yên , v. v.. Nếu đi ra ngoài lề, Ban phụ trách Đ/S sẽ được quyền từ chối và không trả lại bản thảo.
· Hình bìa nhờ Họa sĩ của CHSPY vẽ dùm.
· Nếu quí ACE có cơ sở thương mại, xin vui lòng giúp đỡ bằng cách đăng quảng cáo, giúp cho BTC có tiền ấn phí.
· Quí Thầy Cô và ACE nào có nhã ý ủng hộ tài chánh cho đặc san, BTC rất hân hoan thu nhận và vô cùng cảm ơn. Chi phiếu xin gửi về :
TÂM NGUYỄN
19063 VILLAGE MARBLE COURT
HOUSTON, TX.77084
V. THƯ MỜI CHS ở VN:
Nếu Quí Thầy Cô và các Anh Chị Em muốn BTC viết thư mời sang tham dự với tính cách CÁ NHÂN, xin cho BTC biết sớm.
Rất mong.
Ban Tổ Chức kính thông báo.
-----------------
DANH SÁCH BAN TỔ CHỨC:
Trưởng ban: LÊ PHAN TUYẾT 281-933-6076 lephantuyet18@yahoo.com.
Phó ngoại vụ: TRẦN HỮU AN 504-669-0002
LÊ THỊ NGỌC CHI 281-648-7001
Phó nội vụ: PHAN THỊ XOA 281-495-3007
Thủ Quỹ: NGUYỄN THỊ TÂM tam19063@yahoo.com
Trưởng ban Văn nghệ: Ca sĩ NGUYỄN KIM LOAN. Kimloancasi@yahoo.com
Phó ban: LÊ CÔNG VĂN
Đặc san: LÊ THỊ HOÀI NIỆM
Cùng với các Anh Chị:
LÊ KIM ĐẠM
TRẦN TẤN CHÂU
LÊ VĂN THỌ
PHẠM HỒNG THẠCH
LÂM TẤN VINH
NGUYỄN VĂN LỰC
NGUYỄN THỊ NHÀN
HOÀNG TRỌNG Ý
NGUYỄN THỊ HOA
PHAN THỊ THANH TRÚC
NGUYỄN THỊ LỆ TÂM
VÕ THỊ KIM QÚY
TRẦN THANH DANH
DƯƠNG THỊ TƯ
HÀN TUY YẾN
VŨ ĐÌNH TÙNG
TRẦN MẠNH HÙNG
Vùng FL : Chị QUEENIE ĐẶNG THỊ QÚY
Vùng DC: Anh TRƯƠNG MINH CHÍNH
Vùng WA: Chị NGUYỄN THỊ THANH
Vùng LA: Anh NGUYỄN QUỐC KHÁNH
Vùng Dallas: Anh PHẠM PHÍCH
Vùng N.CA: Anh ĐẶNG NGỌC ĐỊNH
Vùng B.CA Chị HOÀNG THANH PHƯỚC
Vùng MA Chị PHAN KIỀU OANH
MERRY CHRISTMAS AND HAPPY NEW YEAR

Monday, November 14, 2011

TRỞ LẠI NGHỆ THUẬT ĂN NEM NINH-HÒA


Hôm ấy, thể theo lời kêu gọi của anh Đăng Duy Nhượng, cần bài để có một đặc san cho ngày đại hội của cựu học sinh Phú-yên. Tinh thần cộng tác thì cao, nhưng tài năng không có. Khả năng thì lại quá hạn hẹp. Không biết viết gì, cho nên tôi chọn đề tài thật kiêu: “NGHỆ THUẬT ĂN NEM NINH HÒA”, cho rôm rả, xôm tụ, để đánh lừa độc giả. Chớ thật sự, bài chẳng có ý nghĩa gì ngoài vài câu chuyện lặt vặt, vui vui hồi tuổi thơ. Chẳng khác gì bột mì chính, còn gọi là bột vị tinh hay bột ngọt, để đánh lừa vị giác cái lưỡi của mình, thực chất chắng bổ khỏe gì cho cơ thể con người cả.

Hôm nay trong bối cảnh không bị ràng buộc bởi nội quy, hay nguyên tắc, khuôn phép giới hạn nào; nghĩa là được viết trong tự do cho nên tôi "khai triển”, “đào sâu” hai chữ NGH THUẬT để chúng ta cùng tìm hiểu:


Loại động vật nào có nghệ thuật?

Và vì sao có nghệ thuật?

Trước hết tưởng cũng nên nhắc lại một chút về định nghĩa nghệ thuât: Nghệ là nghề. Thuật là cung cách, cách thức, nguyên tắc sáng tạo làm cho tiến bộ, đẹp đẽ, nhanh, hay, vượt trội, mới mẻ v.v…Từ đấy, thiết tưởng nghệ thuật cần phải hội tụ, tích lũy từ nhiều cơ qua, cho đến các bộ phận của cơ thể, kể cả phần tâm linh để phát huy, ghi nhớ rồi tưởng tượng để biến hóa thành hành động mới cấu thành nghệ thuật.

Xét trong tất cả các loài động vật, ngoại trừ con người là loài động vật cao cấp nhất thì nghệ thuật càng mong manh rồi biến mất dần dần trong các loài côn trùng, sâu bọ là loài thấp nhất.

Từ cầm thú hoang dã cho đến gia súc nuôi trong nhà, có nhiều giống có trí khôn, nhưng không thể có nghệ thuật được. Mà hầu như trời chỉ riêng ban cho loài người, nhưng không phải người nào cũng có nghệ thuật.

Càng văn minh, tiến bộ thì nghệ thuật càng cao siêu và phát huy càng phức tạp, khó hiểu đối với ngừơi có trí tuệ tầm thường. Vì lẽ đó mà chúng ta thấy, trong các hang động cổ xưa, chỉ có những vết chạm trổ, đục khoét nguệch ngoạc, hay những viên đá cuội dù sắp chẳng ngay hàng, hay có một hình dạng gì đặc sắc, nhưng ta vẫn biết đó là hang của loài người chớ không phải của cầm thú.

Những con két, con sáo, chúng ta có thể dạy chúng nói tiếng người. Hay con chó, con khỉ, ta dạy chúng nhảy múa, nhưng không thể gọi đó là nghệ thuật, vì không phải tự nó sáng tạo. Tuy có cảm hứng như các loại chim kêu ríu rít, âm thanh thánh thót tuyệt vời, mỗi khi cảm nhận thời tiết mát mẻ, đẹp đẽ. Hay chú gà trống, ngoài bản năng mỗi buổi sáng phải gáy; đôi khi cảm hứng chú cũng gáy, nhất là để thi tài hay biểu diễn, khoa trương trước các “mỹ nhân” bởi sự rung động nhưng thiếu phần tâm linh, thì cũng chẳng phải là nghệ thuật.

Những động tác đó, của loài vật hoàn thoàn làm theo bản năng, hay có sự hướng dẫn, thiếu hẵn phần tư duy, nên không thể cho là nghệ thuật.

Chỉ có loài người, từ là một đứa trẻ thơ ngây cho đến răng long, tóc bạc, già cỗi, luôn luôn có sự rung động trong tâm hồn mới phát sinh ra nghệ thuật.

Chính sự rung động trong tâm tư đó kich thich, thôi thúc ta phải sáng tạo, hay vui hưởng còn gọi là thưởng thức, thì đó mới gọi là nghệ thuật. Vì vậy mà ngày xưa người nào biết chút ít về nghệ thuật, hay là hành động có nghệ thuật thì chúng ta cho là nhân tài do thiên phú. Bởi vì khoa học chưa phát triển.

Tùy theo sự rung động nhẹ hay mạnh mà mỗi người có nghệ thuật khác nhau, cũng như nhiều trình độ và lĩnh vực nghệ thuật cũng khác nhau. Như mạnh thì tạo sinh ra những động tác mà ta gọi là nhảy múa hay khiêu vũ. Nhẹ như líu lo, ríu rít thì là ca hát, ngâm thơ. Hoặc để ghi nhớ, hay biểu hiện suy tư thì làm thơ, viết lách.

Một điều chứng minh rõ ràng nhất chỉ có loài người mới có nghệ thuật, đó là vì chỉ có con người mới có tâm linh. Mà nhục thể của nghệ thuật chính là sự ràng buộc hay sự liên hệ giữa tâm linh với cảm giác.

Các giác quan của chúng ta cảm nhận bất cứ những gì đập mạnh vào chúng, gây cho ta sự xúc động và sự cảm xúc này sẽ được ta ghi nhớ. Ví dụ ta bị tra khảo trong trại tù chẳng hạn, tất nhiên ta nhớ suốt đời.

Ngày nay khoa học về tâm tính (behavior science) đã rất tiến bộ. Nhờ đó chúng ta biết một cách chắc chắn rằng từng vùng, từng miền của não bộ đảm trách một nhiệm vụ khác nhau: Khu hippocampus để ghi nhớ những gì ta đã cảm nhận, gọi vắn tắt là khu trí nhớ. Khu olphactory bulb đảm trách về khứu giác, nhờ nó mà ta phân biệt được mùi thơm hay thúi…Trung tâm satiety center báo hiệu cho ta biết, ăn đã no hay chưa. Vùng septum đảm trách sự khoái cảm, nếu ta kích thích vùng này tự nhiên con người trở nên hưng phấn, yêu đời lạ thường. Vùng pyriform cortex có trách nhiệm về tình dục. Hay nhờ vùng thirst center báo hiệu cho ta biết khát nước v. v. và v. v…

Tuy nhiên sự cấu thành từ rung động tâm linh đến nghệ thuật rất phức tạp, không đơn giản như sự cảm nhận hay xúc động của một giác quan của cơ thể, hay trung khu nào trong não bộ. Mà nó được cộng hưởng bởi nhiều cơ quan đảm trách, mới có. Cho nên, từ đó mới có người có nghệ thuật, người không có nghệ thuật. Và nghệ thuật cao siêu hay tầm thường, sành điệu hay non nớt cũng lệ thuộc bởi sự phát triển của các giác quannão bộ. Do đó sự trau giồi, và tìm nguồn cảm xúc rất cần thiết, để làm cho giác quan nhạy bén, não bộ càng tăng trưởng thì nghệ thuật càng cao vời; cứ để cho thiên phú không, chưa đủ.

Để hiểu rõ hơn về sự phức tạp của rung cảm nghệ thuật, chúng ta lấy một ví dụ: Như trung khu thị giác chẳng hạn, nhờ khoa học khai phá cho ta biết có nhiều vùng cùng đảm trách, mới nhìn thấy để phân biệt được màu sắc, hay vật thể, cảm quan. Nếu một trong những vùng đó bị hư hoại, hay bị khuyết tật thì khiến cho ta có mắt nhưng không nhìn thấy, hoặc thấy mà không không phân biệt được màu hay hình dáng gì. Như vùng 17 chỉ để nhận được ánh sáng từ mắt ta đến vật thể mà bị hư, thì đôi mắt ta có, rất bình thường, người khác nhìn vào không thấy có bệnh tật gì, nhưng chính ta không nhìn thấy bất cứ vật lớn, bé nào. Đây thật sự “có mắt mà không có tròng”, không phải câu dè bỉu, mỉa mai hay châm bíêm nữa. Mà lại rất thực! Nếu vùng thị giác sơ đẳng 17 này không hư thì thần kinh sẽ đưa hình ảnh đến khu 18 và 19 là vùng thứ cấp để ta phân biệt được hình thể vuông, tròngóc, có cạnh vì đây là khu lĩnh hội, phân biệt được cao hơn. Sau cùng hình dạng được truyền sang cho vùng 20, 21 để phân định hình dáng này thuộc loại gì, như con gì, vật gì, màu gì hay loại chữ gì v.v (Theo bản đánh số brain areas của Brodmann).


Vì sự liên hệ phức tạp đó, cho nên trong não bộ bị hư một vùng nào, chẳng hạn như vùng tiết dục (pyriform cortex), thì con người trở thành hoang dâm, vô độ không kể đồng giới tính hay khác giới tính, đồng chủng loại hay khác chủng loại, ngay cả đồ vật mà khêu gơi cũng hãm hiếp luôn.

Nếu trung khu satiety center bị hư thì người ấy, ăn không biết no. Nhiều người quá trọng lượng (overweight) muốn giảm cân (diet) nhưng không được, phải cắt bớt bao tử, làm nhỏ lại.

Sự tổ chức của não bộ và các giác quan của con người rất phức tạp cho nên sự cấu thành cảm nhận để đưa đến rung động tâm linh tạo ra nghệ thuật cũng rất phức tạp. Và lẽ dĩ nhiên, nghệ thuật có cao siêu hay không, còn tùy thuộc vào nhiều bộ phận cùng phát triển trong điều kiện có hoàn hảo hay không. Cho nên một trung khu, hay bộ phận nào trong cơ thể phát triển mạnh, tốt thì nắm phần chủ chốt, còn cái nào yếu thì chịu phần thứ cấp râu tia.

Mặc dù là thứ cấp, hoa lá cành nhưng cũng không kém phần quan trọng. Giống như người đẹp nhờ son phấn. Cho nên các cô, các bà ngày nay đua nhau đi căng, kéo, cắt, độn, sửa để tăng phần hấp dẫn, để các ông tha hồ chiêm ngưỡng, là vậy đó.

A. Mục đich của nghệ thuật đa phần nhằm phuc vụ cho việc mua vui hay thưởng lãm. Để thưởng thức, hay sáng tạo thì kinh nghiệm có được là nhờ bộ ghi nhớ. Nếu không có ghi nhớ để tạo ra kinh nghiệm, thì nghệ thuật sẽ không có; hay nếu có thì như cái xác không hồn. Thậm chí hồn mà không ra hồn thì như lấy nước đem đổ đầu vịt. Nghĩa là ít nhất phải có một vài lần có cảm xúc trước đã, mới có kinh nghiệm, rồi từ đó nảy sinh ra nghệ thuật. Một người không có một lần ghi nhớ, như đứa trẻ thơ, dù có nghệ thuật cao siêu đến đâu thì cũng như không, ngoại trừ thần đồng.

Cho nên, đời sống của người quá thực tế thì họ sẽ không có óc sáng tạo nghệ thuật hay không khả năng để thưởng thức chất liệu thi vị, thanh cao của nghệ thuật. Sự ghi nhớ để tích lũy làm kinh nghiệm của mỗi người có ít, nhiều khác nhau. Do đó nghệ thuật sáng tạo hay thưởng thức cũng khác nhau theo tỷ lệ thuận của người đó. Ở tuổi trẻ thơ ưa thích bánh kẹo hay chơi những đồ chơi như trống rung, gà chút chít. Lớn lên thì thay đổi, như hút thuốc, uống rượu, đá banh, ca múa. Đến tuổi xế chiều thì thích uống trà, làm thơ, viết bài hay chơi cây cảnh, vườn hoa. Cho nên kinh nghiệm nghệ thuất cũng phải cần học hỏi, trau giồinhận định thì nghệ thuật mới thăng tiến đi đến đỉnh cao hoàn hảo, tuyệt mỹ.

B. Khi đã có kinh nghiệm rồi, từ đó nảy sinh ra óc tưởng tượng. Nếu không có óc tưởng tượng thì thành phẩm trở nên khô khan, không có hồn, không có phách. Các động vật khác loài người, đều không có nghệ thuật chỉ vì chúng không có óc tưởng tượng. Trong các ngành văn chương hay hội họa, xử dụng nhiều nhất đến óc tưởng tượng. Sự tưởng tượng càng dồi dào thì tác phẩm càng có giá trị nghệ thuật cao siêu, vô vàn. Nhiều tập truyện, quyển sách lôi cuốn độc giả đến mê mệt, bỏ ăn, bỏ ngủ để thưởng thức dù rằng đã biết đó chỉ là hư cấu, không phải là hiện thực.

Các cụ già, nhất là các cụ bà dù không đọc được, nhưng đêm nào cũng bắt con, cháu phải đọc truyện Phạm-công-cúc-Hoa, Lục vân-Tiên, hay truyện Kiều, là thế. Để chứng minh trong văn chương, nghệ thuất giàu óc tưởng tượng cũng như hội hoạ, chỉ cần câu thơ của Cụ Nguyễn-Du có 6 chữ thôi “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”. Ôi thôi thì tha hồ cho độc giả tưởng tượng ra một con người tuyệt mỹ từ nhân cách cho đến hình hài như thế nào thì tùy vào trình độsở thích của mỗi người. Hay là một điệp khúc gồm 4 chữ “buồn trông”:

Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông nội cỏ dàu dàu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

được lập đi, lập lại một cách tài tình, siêu việt đã tạo thành vần, nhịp, điệu diễn tả xúc cảm nỗi buồn nhớ da diết của người con gái lạc loài giữa chốn phong ba. Khiến cho độc giả phải hình dung tưởng tượng sự đau khổ, buồn rầu để ngậm ngùi thương xót cho số phận bạc bẽo của một kiếp người. Cũng như những bức tranh đầy trừu tượng của Picasso đã dìu người chiêm ngưỡng đi trong tưởng tượng bao la, mông mênh như vậy. Trong hội họa có rất nhiều trường phái như: Chân dung (portraitism), siêu thực (surrealism), hiện thực (realism), lập thể (cubism) v.v… Nhưng chỉ có trường phái trừu tượng (abstract expressionism) mới làm động não nhiều nhất cho tác giả cũng như người thưởng ngoạn. Cho nên có thể nói sự tưởng tượng phong phú rất cần thiết cho nghệ thuật. Tuy nhiên sự tưởng tượng cũng phải dựa theo chủ đề. Nếu không, thì óc tưởng tượng sẽ đi mông lung, hoan đường, không bờ bến, như con ngựa vô cương, để tác phẩm trở thành vô đề, mặc cho ai muốn nghĩ sao thì nghĩ, chỉ cần chính tác giả thích thú là đủ rồi! Trong lĩnh vực trừu tượng này đòi hỏi ở người sáng tác cũng như người thưởng ngoạn phải có óc sáng tạo và trí tuệ cao siêu mới lĩnh hội toàn bích (perfect).


C. Trong đời sống tâm linh của con người thì nhịp điệu cũng rất cần thiết: Trẻ con chỉ cần chiếc võng hay cái nôi đung đưa, nhịp nhàng theo câu hò, tiếng hát có vần, có điệu, thì lập tức nín khóc, rồi mơ màng trong giấc điệp, đôi khi còn nhoẻn miệng cười, tỏ ra khoái chí. Trong thơ phải có vần có nhịp đã đành, nhưng trong văn cũng cần có nhịp, có điệu nữa, thì người đọc mới cảm thấy thoải mái, không trắc trở, khiến cho bài văn trở nên trôi chảy, hay hơn. Tôi ví dụ: nếu tôi ngắt câu: “Khiến cho bài văn trở nên trôi chảy, hay”. Như thế câu văn thành cộc lốc, không có nhịp nhàng bằng thêm chữ “hơn” vào. Các nhà hùng biện cũng thế, tuy họ nói thao thao bất tuyệt, nhưng họ ngắt câu đâu vào đó, có lúc trầm lúc bỗng, lúc nhanh lúc chậm để nhấn mạnh làm cho người nghe say đắm, không biết mỏi mệt. Ngược lại nếu người diễn thuyết mà không có nhịp nhàng, thuyết trình như “cọp nhai đậu phụng” thì người nghe chán ngấy và sẽ ngủ gà, ngủ gật! Vậy thì, tất cả những ghi nhớ, những tưởng tượng hay nhịp điệu, cần cho nghệ thuật nhưng chưa thiết. Chung quy chúng chỉ là phần làm thăng tiến cho cảm xúc mà thôi.

D. Cho nên Cảm xúc mới chính là điều kiện ắc có, mà cũng là mục đích tối cần cho nghệ thuật. Thiếu cảm xúc thì không thể có nghệ thuật. Thật vậy, nghệ thuật đa phần nhằm phục vụ cho sự mua vui. Vì vậy mà giọt nước mắt trong cảnh bi thương thực tế, nó đau buồn, não nuột làm sao, đôi khi có người còn ngất xỉu! Thế mà giọt nước mắt trong bi kịch, bài thơ buồn hay truyện tình cảm lâm ly, bi đát, cũng lăn tròn trên đôi gò má, nhưng lại làm cho người sáng tác cũng như thưởng ngoạn cảm khoái, sung sướng biết bao, mãn nguyện vô cùng. Tại sao vây? Bởi vì hai biên độ xúc động ở hai thái cực khác nhau, một đàng ở trạng thái thực, một đàng ở trạng thái giả, nhưng cùng phát xuất từ cảm xúc mà ra. Vậy cảm xúc tâm linh đóng vai trò chủ chốt, thiết yếu trong nghệ thuật.

Tóm lại điều kiện ắc có và đủ để phát sinh ra nghệ thuật, rất phức tạp, bao la, huyền diệu mà khoa học ngày nay tuy có phát triển, tiến bộ nhưng vẫn chưa khám phá để hiểu và chứng minh cho tường tận. Nhưng thực sự nghệ thuật chắc chắn đã có trong con người từ sơ khai cho đến hiện đại văn minh như ngày nay, mà chính chúng ta phải tự cảm nhận lấy mà thôi. Rồi một ngày nào đó, chúng ta có quyền hy vọng nhờ vào hoa học khai phóng và xác minh những bí ẩn của cảm xúctâm linh để ta hiểu nghệ thuật trong con người tường tận hơn.

CHICAGO, 11 – 11 – 11

Đ Ặ N G – V Ă N – L Ờ I

Andan36@yahoo.com

Friday, November 11, 2011

THƯ MỜI THAM DỰ HỘI NGỘ CỰU HOC SINH PHÚ YÊN KỲ 3


Kính gửi Quý Thầy Cô và Anh Chị Em cựu Học sinh các trường Trung học tỉnh PHÚ YÊN,
Kính Thưa quí Thầy Cô,
Kính chào quí Anh chị Em,
Thời gian qua, dù đã có hai lần Hội ngộ Cựu học Sinh Phú Yên được tổ chức rất thành công tại California, nhưng có một số Anh Chị Em chưa thể tham dự được vì hoàn cảnh gia đình, hoặc do sức khoẻ không cho phép, hoặc với khoảng cách không gian quá xa xôi, nên một số kỷ niệm thân thương ngày còn ngồi trên ghế trường Trung học chưa tìm gặp lại người tri kỷ để tay bắt mặt mừng tâm sự xẻ chia.
May mắn, thành phố Houston, có thể là tâm điểm nối kết giữa bốn hướng Nam-Bắc-Đông-Tây.
Tuy Houston có rất nhiều người Việt tỵ nạn cư ngụ, nhưng cựu học sinh Phú Yên không có là bao. Dù vậy, với nhiệt tâm sẵn lòng làm nhịp cầu nối kết, cùng lúc muốn giới thiệu đến tất cả quí Thầy Cô và bạn học xa gần về thành phố thân yêu đã cưu mang chúng tôi qua nhiều tháng năm dài; một số cựu học sinh Phú Yên tại địa phương, không phân biệt ngày xưa học trường công hay tư, đã cùng ngồi lại với nhau dự định tổ chức:
HỘI NGỘ KỲ 3
vào CHIỀU THỨ BẢY

NGÀY 6 THÁNG 10 NĂM 2012
TẠI NHÀ HÀNG OCEAN PALACE
HOUSTON, TEXAS.
Với tâm tình đó; chúng tôi viết thư này kính mời quí Thầy Cô, cùng quí Anh Chị Em, đã một thời là học sinh:
· Trung học Nguyễn Huệ Tuy Hòa
· Trung học Bồ Đề Tuy Hoà.
· Trung học Đặng Đức Tuấn
· Trung học Thánh Guise
· Trung học Minh Tân
· Trung học Tân Dân
· Trung học Hiếu Xương
· Trung học Sông Cầu
· Trung học La Hai-Đồng Xuân
· Trung học Trương Vĩnh Ký (Mằng Lăng) Tuy An
· v…v…
Hãy cùng về Houston tham dự kỳ hội ngộ thật đông vui, để thể hiện tinh thần gắn bó với chủ đề “TRƯỜNG CŨ TÌNH XƯA”, nơi có những kỷ niệm và tình yêu khó quên.
Tình ở đây có thể là tình Thầy trò, tình bè bạn và cả tình yêu thương dành cho tất cả…, cũng như ngôi trường từng là nơi Thầy Cô dạy dỗ mình nên người hữu dụng cho xã hội.
Và cũng để lưu giữ những hồi ức thân thương, có thể bị mai một với thời gian, một quyển đặc san, với những bài viết của tất cả quí Thầy cô và các ACE, sẽ là món quà làm kỷ niệm của ngày hội ngộ.
Ban Tổ Chức kính mời quí Thầy Cô và quí Anh Chị Em, hãy nhiệt tình đóng góp bài vở và hình ảnh cho đặc san với nội dung không xa rời chủ đề “TRƯỜNG CŨ TÌNH XƯA”.
Xin vui lòng gửi bài về cho chúng tôi theo địa chỉ:
Kính chúc quí Thầy Cô và quí Anh Chị Em dồi dào sức khoẻ để về tham dự đông vui ngày hội ngộ.
HOUSTON, ngày 11 tháng 11 năm 2011
BAN TỔ CHỨC:
Trưởng ban: LÊ PHAN TUYẾT
Phó ngoại vụ: TRẦN HỮU AN
LÊ THỊ NGỌC CHI
Phó nội vụ: PHAN THỊ XOA
Thủ Quỹ: HUỲNH THỊ TÂM
Trưởng ban Văn nghệ:
Ca sĩ NGUYỄN KIM LOAN
Phó ban: LÊ CÔNG VĂN
Đặc san: LÊ THỊ HOÀI NIỆM
Cùng với các Anh Chị:
LÊ KIM ĐẠM
TRẦN TẤN CHÂU
LÊ VĂN THỌ
PHẠM HỒNG THẠCH
NGUYỄN VĂN LỰC
NGUYỄN THỊ NHÀN
HOÀNG TRỌNG Ý
NGUYỄN THỊ HOA
LÂM TẤN VINH
PHAN THỊ THANH TRÚC
NGUYỄN THỊ LỆ TÂM
VÕ THỊ KIM QÚY
TRẦN THANH DANH
DƯƠNG THỊ TƯ
HÀN TUY YẾN
VŨ ĐÌNH TÙNG
Vùng FL : Chị QUEENIE ĐẶNG THỊ QÚY
Vùng DC: Anh TRƯƠNG MINH CHÍNH
Vùng WA: Chị NGUYỄN THỊ THANH
Vùng LA: Anh NGUYỄN QUỐC KHÁNH
Vùng Dallas: Anh PHẠM PHÍCH
Vùng N.CA: Anh ĐẶNG NGỌC ĐỊNH
Vùng B.CA Chị HOÀNG THANH PHƯỚC
Vùng MA Chị PHAN KIỀU OANH.