Tuesday, July 12, 2011

KHÉO THAY GẶP GỠ CŨNG TRONG CHUYỂN VẦN

KÉO THAY GẶP GỠ CŨNG TRONG CHUYỂN VẦN[1]

Đó là tựa tiếng Việt của bức tranh tôi đem theo để đưa cho Ban Tổ Chức Hội Cựu Học Sinh Phú Yên gây quỹ “Nhớ Bạn”, gọi là có chút đóng góp vào công cuộc chung trong bầu không khí xum họp vui vẻ, xôi động và cảm thông của 2 ngày họp mặt 28-29 tháng 5 năm 2011 tại San Jose, California, Hoa Kỳ, sau gần nửa thế kỷ xa cách. Tên tiếng Anh của tác phẩm này chỉ duy nhất một chữ: “Movement”, thể loại: Mixed Media Digital Abstract Art.

Và, không muốn nói thêm cũng không được, khi tôi lại đưa ra một tác phẩm trừu tượng, ngoài một chút sắc màu, thì cũng rất xa lạ như tác giả, gây ngỡ ngàng cho người xem và người mua tranh đấu giá (Đã phải kh công 2 lần hỏi về Artwork này). Phải chi dễ nhìn, dễ cảm như bức ảnh nghệ thuật cao giá nhất đại hội ($800.00): ‘Đôi Thiên Nga’ của nhiếp ảnh gia Hoa Rau Muống do anh Đặng Trung Chính và chị Thu Hà mua tặng chị Bội Lan và Cỏ May, thì có lẽ sẽ OK hơn.

Nhưng anh bạn Trương Quang Phong đã lại ra đòn ‘quái chiêu’ khi tự nâng giá mua bức tranh giá trị khi đấu giá chỉ có $750.00 lên 1,000$00, mặc dù có thể anh vẫn còn chưa hiểu rõ bức tranh ấy mang ý nghĩa gì? Điều đó đã nói lên được tấm lòng ưu ái đi với thầy, bạn cũ đã gặp phải những khó khăn nhất định trong cuộc sống hiện nay và đang rất cần sự giúp đỡ. Nhưng, hẳn trong thâm tâm của bạn Phong cũng hiểu cho rằng tác giả chắc chắn cũng không đem tác phẩm tệ nhất của mình đến đây, trong dịp đặc biệt này chứ? Nói đùa; thực ra, nó là tác phẩm tốt nhất của tôi trong mấy năm nay.

“Nếu chúng ta có phần nào đáng giá, đó chính là nhờ ở sức mạnh tình yêu nơi ta”[2] phải không các bạn?

“Đi về chúm chím môi cười,

Trái tim trời biển từ người tặng ta”[3]

Còn nhớ, chắc có tới 50 năm trước, hồi còn học vẽ lớp đệ tứ với thầy Nguyễn Văn Bình, thầy đã cho chép và giảng một bài rất dài, rất công phu về cái “Đẹp”. Bài hay nhưng trò ngây chẳng hiểu gì ráo, chỉ thấm thấu một điều là cái đẹp thật là khó quá, chẳng biết nó ra làm sao cả. Vậy mà đa số các bạn ‘già’ của tôi khi gặp lại nhau ở San Jose mới đây, thì vẫn ‘trẻ’ giống như ngày xưa: cứ ngây ngây ngô ngô không hiểu ‘đẹp’ là cái quái gì, nhưng khổ nỗi, vừa nhác trông thấy bóng ‘người-đẹp’là mắt đã bật đèn pha. Ha ha ha! Phải như ‘dzậy’ không, quý ông bạn ‘hiền’!

Trong trường hợp này, cũng thế, có phải “What you see is what you get” không? Hay là:

“Cái anh muốn nói, ngại ngùng

Cái em bất toại cũng đừng giận anh”[4]

Chắc là tôi đến phải nhờ bài viết của nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn của tienve.org cứu viện thì mới trả bài xong:

“…Trong những dịp ‘triển lãm’ tranh trừu tượng như thế, tôi vẫn thỉnh thoảng nghe người xem hỏi hoạ sĩ một câu rất ngây thơ: "Bức này vẽ cái gì vậy?", và tôi cũng thường chứng kiến cảnh các hoạ sĩ loay hoay trả lời cho câu hỏi ngây thơ ấy, và kết quả của những câu trả lời ấy, tôi đoán, là cảm giác thất vọng âm thầm. Hoạ sĩ thất vọng âm thầm vì người xem không hiểu mình, và người xem thất vọng âm thầm vì không hiểu nổi những điều hoạ sĩ cố gắng nói.

Để giúp các anh bạn hoạ sĩ giải quyết cái "công án" ngây thơ do người xem đặt ra: "Bức này vẽ cái gì vậy?", tôi viết ca khúc "Cái dường như là...", và đem ra hát trong những dịp như vậy. Tuy nhiên, tranh trừu tượng chỉ là một cái "cớ" để tôi viết ca khúc này. Qua đó, tôi muốn nói về sự bất xác, bất khả tư nghị của những điều mật thiết nhất của đời sống. Ca từ như sau:

Không phải là sắc, không phải là màu, không phải là sáng, không phải là chiều.

Là 'cái dường như' trùm khắp mọi tinh cầu...

Không phải là nét, không phải là đường, không phải là bóng, không phải là hình.

Là 'cái dường như' nằm trong cuộc tử sinh...

Không phải là máu, không phải là lệ, không phải là da, không phải là thịt.

Là 'cái dường như' hô hấp không biết mệt...

Không phải là xác, không phải là hồn, không phải là thú, không phải là người.

Là 'cái dường như' đi đứng trong cõi đời...

Không phải là nước, không phải là đồi, không phải là đất, không phải là trời.

Là 'cái dường như' mà ai cũng thấy rồi...

Không phải luận lý, không phải tưởng tượng, không phải lập ngôn, không phải dụng từ.

Là 'cái dường như' mà nhân loại thường nói...

Dường như là mình, dường như là ai...

Dường như là gần, dường như là xa...

Dường như là rồi, dường như là sẽ...

Dường như là còn, dường như là mất...

Dường như là thân, dường như là thể...

Dường như là con, dường như là người...

Không phải là tóc, không phải là tai, không phải là mắt, không phải là môi.

Là 'cái dường như' mà ta thường tắm gội...

Không phải là lá, không phải là chim, không phải là cá, không phải là em.

Là 'cái dường như' mà ta thường âu yếm...[5]

Cái ‘As If’ là như vậy đó, quý bạn đã chịu hiểu chưa? Nếu chưa, xin mượn tiếp lời của danh họa Picasso để giải thích thêm cho xôm tụ: “Everyone wants to understand art. Why not try to understand the songs of a bird”.

Như vậy, cái bí quyết của nghệ thuật, phải chăng, ở sắc và hình. Sao ta lại không dựa vào sắc và hình mà nhìn một bức tranh? “Art produces ugly things which frequently become more beautiful with time. Fashion, on the other hand, produces beautiful things which always become ugly with time.[6]

Nghệ thuật cần để lại cho con người những giây phút làm họ quên đi mọi sự khó chịu và tất cả những gì không tốt. Đó là niềm hạnh phúc hết sức sâu đậm, vô cùng cao xa, và

Have fun!

So long, my dear friends,













TỐNG PHƯỚC CƯỜNG

Portland, Oregon 6.24.2011


Mời xem thêm vài bức tranh ‘khó coi’ hơn:












Forest I















Forest II
























In The Wind
























Figure















Floral



[1] Nguyễn Du

[2] Gustave Flaubert

[3] Bùi Giáng

[4] Hà Huyền Chi

[6] Jean Cocteau.

Friday, July 8, 2011

NAM BANG BÚT KÝ 3


Hậu Đại Hội 2011
Thấm thoát đã một tháng trôi qua kể từ sau hai đêm Đại Hội anh hùng tại Bang San Hô Hê của lão Bang Chủ họ Đặng.
Các Đại lão anh hùng, bà bà sư thái sau mấy chục năm tu luyện, ra công, ra sức xây dựng, bảo vệ cho môn bang của mình thật là vất vả, dẫn theo các môn đệ hạ san, nay vị nào vị nấy, tóc tai lưa thưa, thân hình còm cõi, có vị còn để quên ở nhà vài cái răng nữa. (ôi…một thời oanh liệt…nay còn đâu!!!)
Tuy vậy, với hy vọng khi đến Đại Hội sẽ gặp lại sư phụ, sư mẫu, bạn cũ, bà con dòng họ xa gần và biết đâu gặp lại sư muội, sư huynh ngày xưa đã từng có chút tình cảm…còm, nên dù quí trưởng lão cao thủ lưng còng gối mỏi cũng ráng y phục chỉnh tề, ưỡn ngực thẳng lưng hầu lấy lại chút phong độ sắp cất cánh bay cao (xin quí vị đừng hờn, đừng giận vì tại hạ chỉ trung thực tường trình) hiên ngang tới dự.

Trong khi Đại cô nương Hằng bận tíu tít, lo chỗ cho quần hùng an vị, mặt mày bơ phờ không có thì giờ cất tiếng hát chào đón quan khách thì Lão Bang chủ họ Đặng của phái Bạch Y chơi nguyên một bộ y phục trắng toát từ trên xuống dưới (trông xa cứ tưởng như…cụ.. đang đi kinh lý) khuôn mặt khẩn trương không nở một nụ cười thật là trái ngược với phu nhân củ lão, khăn đóng áo vàng, lúc nào miệng cũng cười ỏn ẻn.
Lão quân sư (quạt mo) họ Phạm kỳ này thấy có vẻ mệt mỏi, biếng ăn, biếng nói nên đã trốn việc, bắt cóc bỏ dĩa mời tại hạ lên lo dùm phần việc của lão. Cũng may là tại hạ đã từng có cửa hàng buôn đao, bán kiếm và đã được tiêu đầu quán Liên phu nhân rỉ tai nên cũng biết sơ sơ uốn ba tấc lưỡi kiếm tí tiền còm cho Hội của lão và không đến nỗi bị bể dĩa.
Ngoài lão Bang Chủ, lão Quân Sư quạt mo thì cũng còn vô số cao thủ tiếp tay tại Bắc bang như Hằng Dung cô nương, Nga tiểu muội, hai vợ chồng Cai bang chủ, Vân cô nương, ôi thôi, vô số kẻ tiếp tay nên lão Bang Chủ họ Đặng kỳ này có vẻ hơi … hách...xì xằng, cau có loạn xà ngầu.
Đặng Nga muội muội đã lâu không gặp, nhưng vẫn như xưa, thật là đảm đang tài giỏi và rất là dễ thương.
Hằng Dung tỷ tỷ thì mặt mày xanh xao, phờ phạc vì lý do…vác ngà voi quá độ. Hai cô cô Nga và Tâm lúc nà cũng tíu tít như chim, nấu ăn thì hết xẩy.
Sau một tháng nhân chuyến kinh lý Nam du cuối tuần qua đã gặp lại tại hạ, Út cô nương và Mai siêu Phong Lê Chính, Hằng tỷ tỷ đã khẩn khoản xin đừng nhắc lại chuyện Đại Hộ mà tỷ tỷ lạnh mình.
Tuy nhiên … khi nào cũng có những chữ “tuy” và “nhưng” cứu vớt tình thế vì Nam Bang quần hùng tuy tham dự có ít so với Bắc Bang nhưng toàn những cao thủ khét tiếng giang hồ như Hiển Liên tiêu đầu quán, thông thạo tình hình các đại gia tại Nam Bang đã rỉ tai méc nước cho tại hạ nên phần bán hàng mới hào hứng và thu hoạch kha khá cho quỹ. Ngô Bang Trưởng và phu nhân củ lò gạch Thái Bình Dương lúc nào cũng sốt sắng mở hầu bao nghĩa hiệp. Cặp vợ chồng danh y họ Trương, Út tỷ tỷ diu dàng khéo léo, Mai siêu phong Lê Chính, Huỳnh giáo chủ của phái “Phất Phơ”, Độc cô Cầu Bại họ Thái (hi...hi...không dám viết…hết tên sợ chúng...rượt). Bổng Bổng trang chủ và phu nhơn cộng thêm vợ chồng tại hạ, hai cô từ miệt dưới của Nam Bang là Vân và Kim Quy cô nương còn lão quân sư họ “Cái” của Nam Bang không biết có phải đang tĩnh tu không mà chẳng thấy xuất hiện như đã hứa.
Ý chà chà, sao mà thấy danh sách quần hùng Nam Bang cũng hùng hậu có kém chi Bắc Bang. Còn các nơi khác thì tại hạ nhận thấy (những người tại hạ biết, ngoài ra có rất nhiều đại lão, anh hùng hào kiệt từ khắp năm châu mà tại hạ không được vinh hạnh biết tên…xin vạn lần thứ lỗi) Phạm Xuân hiền đệ cùng tỷ tỷ Thu Cẩm với phu quân cũng từ bang No-Dọt xa xôi về tham dự . Tên thư sinh họ Trương nay trở thành hiệp sĩ vì đã gan cùng mình dám tháp tùng Thanh Thanh cô cô từ động Si-Á-Tồ cùng Hoàng Mai bà bà của bang Vịt và Gà xa xôi về dự Đại Hội. Ôi thôi, kể sao cho xiết.
Nói tóm lại, quần hùng đông đủ, tay bắt mặt mừng, tương thân tương trợ phần lớn do những tấm lòng của chư vị anh hùng Bắc Bang không quản ngại ăn cơm nhà vác ngà voi đứng ra đảm trách nên tại hạ cũng đành nhắm mắt…đưa tay mà “vuốt”...ngà voi cho êm đẹp.
Hai ngày Đại Hôi đã diễn ra thật tốt đẹp với chương trình văn nghệ, cùng những tấm lòng từ thiện rộng mở, có vị hảo tâm đã móc hầu bao mua tranh, trước là giúp bạn phương xa, sau là tặng bạn phương gần qua bao năm xa cách bây giờ mới có dịp gặp nhau. Ôi, thật là cảm động vì nhờ có những dịp quần hùng độ “khẩu”, thầy trò chúng ta mới có dịp xuống núi thi tài thế này…
Các sư phụ và sư mẫu thì rất vui và mãn nguyện nhìn thấy đám học trò ngày xưa nay đã thành gia thất, có tên đã thành danh y, rồi đại gia, rồi quân sư (quạt mo), rồi hiệp sĩ, có tên vẫn còn lơ t mơ phất phơ như tại hạ, nhưng ơn thầy vẫn nhớ.
Tại hạ muốn viết thật nhiều, thật dài để kể lể nỗi lòng, nhưng sức mòn thân mỏi, không còn sức để gây hấn với Bạch Y lão Nhượng nữa, đành từ nay không thèm cãi lời lão, sẽ nịnh lão, nịnh vợ lão để phu nhân khuyến khích cho lão vác ngà voi mệt nghỉ...hi...hi.
Hẹn quần hùng vào Đại Hội kỳ tới, tại hạ sẽ tường trình cặn kẽ hơn nếu còn công lực.
Nam bang
Triệu Minh bút ký
06/30/11

Saturday, July 2, 2011