Tuesday, July 12, 2011

KHÉO THAY GẶP GỠ CŨNG TRONG CHUYỂN VẦN

KÉO THAY GẶP GỠ CŨNG TRONG CHUYỂN VẦN[1]

Đó là tựa tiếng Việt của bức tranh tôi đem theo để đưa cho Ban Tổ Chức Hội Cựu Học Sinh Phú Yên gây quỹ “Nhớ Bạn”, gọi là có chút đóng góp vào công cuộc chung trong bầu không khí xum họp vui vẻ, xôi động và cảm thông của 2 ngày họp mặt 28-29 tháng 5 năm 2011 tại San Jose, California, Hoa Kỳ, sau gần nửa thế kỷ xa cách. Tên tiếng Anh của tác phẩm này chỉ duy nhất một chữ: “Movement”, thể loại: Mixed Media Digital Abstract Art.

Và, không muốn nói thêm cũng không được, khi tôi lại đưa ra một tác phẩm trừu tượng, ngoài một chút sắc màu, thì cũng rất xa lạ như tác giả, gây ngỡ ngàng cho người xem và người mua tranh đấu giá (Đã phải kh công 2 lần hỏi về Artwork này). Phải chi dễ nhìn, dễ cảm như bức ảnh nghệ thuật cao giá nhất đại hội ($800.00): ‘Đôi Thiên Nga’ của nhiếp ảnh gia Hoa Rau Muống do anh Đặng Trung Chính và chị Thu Hà mua tặng chị Bội Lan và Cỏ May, thì có lẽ sẽ OK hơn.

Nhưng anh bạn Trương Quang Phong đã lại ra đòn ‘quái chiêu’ khi tự nâng giá mua bức tranh giá trị khi đấu giá chỉ có $750.00 lên 1,000$00, mặc dù có thể anh vẫn còn chưa hiểu rõ bức tranh ấy mang ý nghĩa gì? Điều đó đã nói lên được tấm lòng ưu ái đi với thầy, bạn cũ đã gặp phải những khó khăn nhất định trong cuộc sống hiện nay và đang rất cần sự giúp đỡ. Nhưng, hẳn trong thâm tâm của bạn Phong cũng hiểu cho rằng tác giả chắc chắn cũng không đem tác phẩm tệ nhất của mình đến đây, trong dịp đặc biệt này chứ? Nói đùa; thực ra, nó là tác phẩm tốt nhất của tôi trong mấy năm nay.

“Nếu chúng ta có phần nào đáng giá, đó chính là nhờ ở sức mạnh tình yêu nơi ta”[2] phải không các bạn?

“Đi về chúm chím môi cười,

Trái tim trời biển từ người tặng ta”[3]

Còn nhớ, chắc có tới 50 năm trước, hồi còn học vẽ lớp đệ tứ với thầy Nguyễn Văn Bình, thầy đã cho chép và giảng một bài rất dài, rất công phu về cái “Đẹp”. Bài hay nhưng trò ngây chẳng hiểu gì ráo, chỉ thấm thấu một điều là cái đẹp thật là khó quá, chẳng biết nó ra làm sao cả. Vậy mà đa số các bạn ‘già’ của tôi khi gặp lại nhau ở San Jose mới đây, thì vẫn ‘trẻ’ giống như ngày xưa: cứ ngây ngây ngô ngô không hiểu ‘đẹp’ là cái quái gì, nhưng khổ nỗi, vừa nhác trông thấy bóng ‘người-đẹp’là mắt đã bật đèn pha. Ha ha ha! Phải như ‘dzậy’ không, quý ông bạn ‘hiền’!

Trong trường hợp này, cũng thế, có phải “What you see is what you get” không? Hay là:

“Cái anh muốn nói, ngại ngùng

Cái em bất toại cũng đừng giận anh”[4]

Chắc là tôi đến phải nhờ bài viết của nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn của tienve.org cứu viện thì mới trả bài xong:

“…Trong những dịp ‘triển lãm’ tranh trừu tượng như thế, tôi vẫn thỉnh thoảng nghe người xem hỏi hoạ sĩ một câu rất ngây thơ: "Bức này vẽ cái gì vậy?", và tôi cũng thường chứng kiến cảnh các hoạ sĩ loay hoay trả lời cho câu hỏi ngây thơ ấy, và kết quả của những câu trả lời ấy, tôi đoán, là cảm giác thất vọng âm thầm. Hoạ sĩ thất vọng âm thầm vì người xem không hiểu mình, và người xem thất vọng âm thầm vì không hiểu nổi những điều hoạ sĩ cố gắng nói.

Để giúp các anh bạn hoạ sĩ giải quyết cái "công án" ngây thơ do người xem đặt ra: "Bức này vẽ cái gì vậy?", tôi viết ca khúc "Cái dường như là...", và đem ra hát trong những dịp như vậy. Tuy nhiên, tranh trừu tượng chỉ là một cái "cớ" để tôi viết ca khúc này. Qua đó, tôi muốn nói về sự bất xác, bất khả tư nghị của những điều mật thiết nhất của đời sống. Ca từ như sau:

Không phải là sắc, không phải là màu, không phải là sáng, không phải là chiều.

Là 'cái dường như' trùm khắp mọi tinh cầu...

Không phải là nét, không phải là đường, không phải là bóng, không phải là hình.

Là 'cái dường như' nằm trong cuộc tử sinh...

Không phải là máu, không phải là lệ, không phải là da, không phải là thịt.

Là 'cái dường như' hô hấp không biết mệt...

Không phải là xác, không phải là hồn, không phải là thú, không phải là người.

Là 'cái dường như' đi đứng trong cõi đời...

Không phải là nước, không phải là đồi, không phải là đất, không phải là trời.

Là 'cái dường như' mà ai cũng thấy rồi...

Không phải luận lý, không phải tưởng tượng, không phải lập ngôn, không phải dụng từ.

Là 'cái dường như' mà nhân loại thường nói...

Dường như là mình, dường như là ai...

Dường như là gần, dường như là xa...

Dường như là rồi, dường như là sẽ...

Dường như là còn, dường như là mất...

Dường như là thân, dường như là thể...

Dường như là con, dường như là người...

Không phải là tóc, không phải là tai, không phải là mắt, không phải là môi.

Là 'cái dường như' mà ta thường tắm gội...

Không phải là lá, không phải là chim, không phải là cá, không phải là em.

Là 'cái dường như' mà ta thường âu yếm...[5]

Cái ‘As If’ là như vậy đó, quý bạn đã chịu hiểu chưa? Nếu chưa, xin mượn tiếp lời của danh họa Picasso để giải thích thêm cho xôm tụ: “Everyone wants to understand art. Why not try to understand the songs of a bird”.

Như vậy, cái bí quyết của nghệ thuật, phải chăng, ở sắc và hình. Sao ta lại không dựa vào sắc và hình mà nhìn một bức tranh? “Art produces ugly things which frequently become more beautiful with time. Fashion, on the other hand, produces beautiful things which always become ugly with time.[6]

Nghệ thuật cần để lại cho con người những giây phút làm họ quên đi mọi sự khó chịu và tất cả những gì không tốt. Đó là niềm hạnh phúc hết sức sâu đậm, vô cùng cao xa, và

Have fun!

So long, my dear friends,













TỐNG PHƯỚC CƯỜNG

Portland, Oregon 6.24.2011


Mời xem thêm vài bức tranh ‘khó coi’ hơn:












Forest I















Forest II
























In The Wind
























Figure















Floral



[1] Nguyễn Du

[2] Gustave Flaubert

[3] Bùi Giáng

[4] Hà Huyền Chi

[6] Jean Cocteau.

No comments:

Post a Comment