Friday, October 29, 2010

CHÚ GÀ NÒI..

Từng bước chân khua vang, lòng tôi miên man nghĩ ngợi, ngày đầu đi thi Đệ thất, hồi hộp lo sợ, một mình một thân, Ba ngoài chiến trường, Mẹ có mang em bé, người chị Họ mới qua đời, nên chỉ một mình tự lo liệu. Bỗng tiếng kêu chíp chíp bên vệ đường, chú gà con cố lê lết để được đứng dậy và chạy theo mẹ đang dẫn đàn con đi về hướng con đường vào xóm. Tôi cùng đám bạn trên đường đến trường để dự thi năm Đệ thất, trước đó tôi đã bị cảm, nhưng không thể nào vắng mặt trong kỳ thi, tôi cố gắng uống thuốc mà tôi sợ nhất là loại được mua ở tiệm thuốc bắc Tế An Đường tên thuốc Thối Nhiệt Lộ, vừa hôi vừa đắng, phải chuẩn bị viện kẹo sau khi uống, đã uống hết 3 chai mà mũi vẫn sổ, đầu vẫn nhức...

Trên tay chiếc khăn mù xoa để lau mũi, tôi đã thấy chú gà con bên vệ đường kêu cứu, tôi đã động lòng, dùng chiếc khăn nhặt chú gà lên và gói trọn trong chiếc khăn, chiếc xe đạp nào đó đã vô tình cán vào đôi chân , nên chú gà con đã bị thương..

Trước hiên trường của lớp học, tôi bắt đầu hồi hộp, trống ngực tôi đập liên hồi, như làm một việc gì tội lỗi, tụi bạn từ các trường tập trung về để dự thi, vì họ sắp xếp theo tên, nên tôi đã làm quen thêm bạn mới, những người thân của các bạn chia tay, khích lệ còn tôi chỉ một thân đứng để lo lắng, không biết thân phận của chú gà con như thế nào, lòng thầm mong chú gà sẽ ngủ thiếp đi, để tôi bớt lo lắng hơn...

Trống trường báo hiệu tất cả học sinh vào lớp, tôi rất vui khi gặp người chấm thi là Cô Tú đã dạy tôi năm học lớp 3, tôi hy vọng cô nhớ tôi và sẽ không làm khó gì?
Để chú gà dưới học bàn, tôi hơi an tâm và thầm khẩn "Gà ơi ngủ ngon đừng quấy rầy nhé"..

Giờ thi toán đầu tiên, tôi cố gắng tập trung để làm bài, bên cạnh tay trái người con trai, và tay phải cũng con trai, còn tôi ngồi chính giữa, không để ý tôi chăm chú làm bài, nhưng kỳ lạ 2 người này ngồi cắm bút như đang chờ đợi một cái gì đó, bỗng một tiếng động, một tờ giấy được vò như hòn bi bắn trúng vào tay áo của tôi, tôi giậc mình lượm lên, thì người bên cạnh giựt lấy, À! thì ra chờ người ngoài trả lời bài thi dùm, tôi lắc đầu mỉm cười biết được mánh của họ, thì chú gà bỗng thức giấc và chíp chíp, đang trong bầu không khí yên lặng tự dưng nghe tiếng kêu, Cô Tú nhìn quanh quất để phát hiện, người bên cạnh nhìn tôi, và tôi nháy mắt để trao đổi câu chuyện thầm kín..

Sau khi nộp bài xong Cô Tú đến gần thăm hỏi thì nghe tiếng kêu càng lớn hơn, tôi đặt bàn tay dưới học bàn tìm cái mỏ chú gà bóp lại.. Giờ giải lao sau đó tôi thở nhẹ, còn lại môn luận văn thì sẽ hoàn tất cho kỳ thi, tôi thấy thương chú gà, mong hết giờ để đem chú về nhà mà chăm sóc...

Rồi thời gian cũng trôi qua. Tôi có 5 người em hy vọng đem chú gà về khoe với các em của mình, khi về đến nhà tôi như một người y tá, tôi lấy thuốc tím rữa vết thương, lấy nghệ giã nhỏ, dùng miếng vải băng lại và lấy cơm đút cho chú gà, dùng siranh bơm nước vào miệng, em tôi bảo:
-Sao nó không có lông, mà cái bụng nóc thật to, cái đuôi như đuôi tôm,gà gì kỳ vậy?...

Tôi cũng không rành, nhưng càng ngày nó càng lớn lông mọc nhưng không giống đàn gà mà Mẹ tôi nuôi ở nhà, nó hoà mình sống chung với bầy gà nhà, bỗng một hôm thấy cựa chưng nó mọc dài thêm, và phong độ như muốn đá lộn, bình thường khi tôi đi học về gọi gà về ăn, nó nghe tiếng của tôi, thì 3 chân 4 cẳng chạy cắm đầu, tôi thương nó lắm, người bạn đã được tôi cứu mang về nuôi, nó đã sắp chết mà nay sống lại thật hiên ngang. Anh Dũng con Bác Tư Cầu giặc ủi quần áo bên cạnh nhà, anh bảo giống gà nòi này quý lắm,lúc đó tôi mới biết tại sao nó khác thường.. Nên tôi gọi nó là NÒI...

Một hôm khi đi học về em tôi chạy ra đón tôi ở đầu ngõ:
-Chị ơi! con Nòi nó chết rồi, ai bắn nó sau đám rau muống, Mẹ hay đã đem nó vào, Mẹ làm thịt nó và nấu cà ri rồi.
Nước mắt tôi đầm đìa chạy đi tìm, không tin là nó đã chết, tôi gọi Nòi thất thanh, nhìn đống lông đã nhổ bỏ bên cạnh đám rau, tôi mới tin, và cả ngày hôm đó tôi không màn ăn uống, tôi nhớ nó, và hình dung lại ngày đầu cứu nó về chưa đầy một năm mà nó vĩnh viễn ra đi...

Hôm nay ngồi ôn lại, tôi viết câu chuyện cuộc đời niên thiếu, để các con tôi sẽ hiểu , Mẹ của chúng nó cũng có một tuổi thơ thật hồn nhiên đầy kỷ niệm...

Modesto 10/07/07
Hồ Duy Hạ

TÌM LẠI HƯƠNG XƯA
Ngồi lại bên nhau kể chuyện xưa

Một thời áo trắng nói sao vừa

Sân trường Nguyễn Huệ hàng dương rũ

Em mái tóc thề trong gió đưa


"Nhớ lại bên hiên tuổi ấu thơ

Năm thi đệ thất em nào ngờ

Chú gà con nhỏ nằm lây lất

Gói trọn trong khăn em ngẩn ngơ


Giờ toán trôi qua phập phổng tim

Gà ơi! Nhớ ngủ hãy nằm im

Nếu mà lộ chuyện thì ta sẽ

Mất hết thời cơ không thể tìm...'"


Kể chuyện thầy nghe dĩ vãng qua
Bâng khuâng nhớ lại chuyện quê nhà

Bốn mươi năm thắm thoát trôi nhẹ

Gợi nhớ trong em niềm thiết tha


Tìm lại hương xưa bên mái trường

Líu lo tâm sự những yêu thương

Phú Yên, Tháp Nhạn Sông Ba chảy

Hình ảnh quê hương phủ ngập đường..


Một chút gợi nhớ về quê hương, kính tặng đến thầy cô Thiều, các anh chị trong buổi họp mặt đêm Chúa Nhật Ngày 24 Tháng 10 Năm 2010 tại tu thất chị Hồng Vân

Hồ Duy Hạ

HỌP MẶT LIÊN TRƯỜNG BẮC CALI 2009

Qua sự giới thiệu của thầy Lê Ngọc Thiều, trường trung học Nguyễn Huệ Tuy Hòa, Phú Yên được vinh hạnh gia nhập vào Hội Hè của Liên Trường đã tổ chức vào Chủ Nhật ngày 16-8-09 vừa qua.
Thầy Lê Ngọc Thiều cũng là giáo sư của các trường Quốc Học Huế và Võ Trường Toản Sàigon, thầy được mời tham dự picnic Liên Trường từ nhiều năm trước đây.
Năm nay là năm đầu tiên gia đình Nguyễn Huệ, một trường công lập duy nhất của thành phố Tuy Hòa thơ mộng thuở xưa được may mắn bước vào ngưỡng cửa Liên Trường. Thật là niềm vui lớn cho trường chúng ta.
Sáng Chủ Nhật trời thật đẹp, nắng ấm chan hòa, gió nhẹ thổi hiu hiu, chúng tôi hớn hở tiến về park Cunningham. Vừa vào đến cổng đã nhìn thầy hai tấm banner lớn “Picnic Liên Trường” nền trắng chữ đỏ và “Họp Mặt Liên Trường 2009” nền trắng chữ xanh được treo ngay mặt tiền của bốn ngôi nhà lồng rộng lớn. Ngoài ra, mỗi trường đều có một banner đủ mầu sắc để dễ phân biệt “giang sơn” của mình.
Picnic Liên Trường được khởi xướng bởi trường Chu Văn An, tổ chức lần đầu tiên vào năm 1998 tại Hellyer Park, lúc đầu có 6 trường nhưng dần dần mỗi năm lại tăng thêm và được tổ chức tại Cunningham Park. Năm nay 2009 có thêm trường Nông Lâm Súc và trường Nguyễn Huệ gia nhập, nâng tổng số lên 16 trường (Châu Văn Tiếp, Chu Văn An, Gia Long, Hồ Ngọc Cẩn, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Huệ, Nông Lâm Súc, Petrus Ký, Phan Thanh Giản/Đoàn Thị Điểm, Quốc Gia Nghĩa Tử, Quốc Học/Đồng Khánh, Trần Quốc Tuấn, Trưng Vương và Võ Trường Toản).
Tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng Nguyễn Huệ lại gặp nhiều may mắn, được quí anh chị Liên Trường thương yêu, khuyến khích, giúp đỡ, “nhường cơm xẻ áo”, dành cho chỗ ngồi rất tươm tất bên cạnh khán đài, giữa hai trường nổi tiếng là Trưng Vương và Chu Văn An.
Buổi ban đầu hơi bỡ ngỡ, luống cuống như “cô dâu mới về nhà chồng”, thức ăn nước uống chưa được chuẩn bị dồi dào cho lắm nên anh cả Chu Văn An thương hại mời qua cho “ăn ké”.
Hội Nguyễn Huệ tham gia đông đủ, có thầy cô Lê Ngọc Thiều và gia đình, thầy cô Phan Văn Luận đến từ Sacramento và rất nhiều cựu học sinh, khoảng gần năm chục người, ngồi một dẫy ba chiếc bàn dài không đủ, phải ngồi lấn qua trường hai bên.
Trong lúc chờ đến giờ khai mạc, thầy trò chúng tôi kéo nhau ra đứng dưới tấm banner để chụp hình lưu niệm. Hàng chữ trường Nguyễn Huệ Phú Yên trắng vàng nổi bật trên nền nâu đậm, rất đẹp, rất hài hòa. Anh Nhượng và anh Hiền tế nhị không dám làm tấm banner lớn sợ mất lòng các anh chị đi trước, tuy thế, nhìn tới nhìn lui “trường mình” vẫn nổi nhất (vì nó mới nhất và nhỏ nhất).
Năm nay Ban Tổ Chức do trường Phan Thanh Giản và Đoàn Thị Điểm (Cần Thơ) đảm nhận, bắt đầu khai mạc vào lúc 12 giờ trưa. Anh Châu Minh Hoàng trưởng ban tổ chức lên sân khấu gửi lời chào đến quí vị quan khách, quý thầy cô và sự tham dự đông đủ của các trường. MC Nguyễn Xuân Giang người điều hợp rất xuất sắc, khéo léo dẫn dắt chương trình sống động, vui tươi náo nhiệt.
Trong số mười sáu người đại diện cho mỗi trường được mời lên sân khấu chuẩn bị làm lễ chào cờ có chim đầu đàn Đặng Duy Nhượng của Nguyễn Huệ Phú Yên. Trong giây phút này tôi vô cùng xúc động, lòng rộn lên một niềm vui, niềm hãnh diện cho trường chúng ta được đứng chung với mười lăm trường lớn của miền Nam Việt Nam dưới lá quốc kỳ Việt – Mỹ.
Chủ đề của Hội Hè Liên Trường năm nay là Indians and Cowboys nên các chị cựu nữ sinh Trưng Vương, Gia Long, Lê Văn Duyệt mặc y phục hóa trang của sắc dân người Da Đỏ và cao bồi Texas trông rất đẹp mắt. Những vũ điệu Hawai, Đôi guốc gỗ, nhạc kích động Nam Mỹ Lambada, Salasa, ngựa phi đường xa, hoạt cảnh Bang Bang, đường về sơn cước, Khúc ca mùa hè… với ban nhac Cali Rose Band do anh Huỳnh Minh Châu điều khiển , dàn âm thanh cực mạnh, lôi cuốn người xem và họ đã hòa nhập tràn ra ngoài sân dưới ánh nắng gay gắt của buổi trưa hè, cùng nhau nhảy múa, ca hát không khác gì ngày hội của người bản xứ.
Anh Đặng Kim Nhựt cựu học sinh Nguyễn Huệ cũng thi thố tài năng với nhạc phẩm “Khúc Thụy Du”, các anh chị trong ban tổ chức vỗ tay hoan hô và nói lớn “Nguyễn Huệ mới vô mà sao hát hay thế”.
Đông quá là đông, bốn ngôi nhà mát rộng lớn chật kín người, có đến cả ngàn người tham dự, chưa kể giữa sân dưới những tấm lều lớn từng dãy ghế dài dành riêng cho hàng trăm khách mời danh dự.
Vui thật là vui, đúng nghĩa một ngày hội lớn. Cũng trong dịp này chúng ta lại tình cờ được hội ngộ với cô Đặng Thị Mỹ giáo sư dạy môn Vạn Vật từ 1965 đến 1967, cô Mỹ hiện đang cư ngụ tại Santa Clara, hy vọng trong những lần sinh hoạt tới sẽ có sự tham dự của cô.
Picnic Liên Trường trải qua 11 lần tổ chức đã gây được tiếng vang tại vùng bắc Cali nhưng bấy lâu Nguyễn Huệ chưa dám tham gia vì tự lượng sức mình còn yếu kém, năm nay nhờ tổ chức đại hội thành công, thừa thắng xông lên và được sự vận động của thầy Lê Ngọc Thiều, thầy Nguyễn Khoa Đằng, Nguyễn Huệ đã mạnh dạn gia nhập Liên Trường.
Xin cám ơn Liên Trường và Ban Tổ Chức đã ân cần tiếp nhận, dành mọi sự ưu đãi. Xin cám ơn quý Thầy Cô và các Bạn đã dành thì giờ vàng ngọc cuối tuần đến tham dự đông đủ tạo cho sinh hoạt của gia đình Nguyễn Huệ bắc Cali càng ngày càng khởi sắc và có uy tín trong Liên Trường. Đặc biệt, cám ơn đến anh Tổng Thư Ký Phạm Đức Hiền và anh Nguyễn Đình Cai đã phải vất vả rất nhiều để cho Hội có được những hình ảnh thật đẹp.
Hội Hè 2009 của Liên Trường kết thúc vào lúc 3:30 PM trong sự thành công tốt đẹp, thầy trò vui vẻ chia tay và hẹn gặp lại vào hè năm tới.

San Jose, ngày 26 tháng 8 năm 2009
Hoàng Thanh Phước

Xin bấm vào link HỌP MẶT LIÊN TRƯỜNG để xem hình ảnh.

THÔNG BÁO CỦA BAN BÁO CHÍ

HỘI CỰU HỌC SINH NGUYỄN HUỆ PHÚ YÊN

cuuhocsinhphuyen@gmail.com

THÔNG BÁO CỦA BAN BÁO CHÍ

(Bản Tin Số 04)

Kính gửi : Quý Thầy Cô và quý anh chị Cựu Học Sinh các trường Nguyễn Huệ, Bồ Đề, Đặng Đức Tuấn, Thánh Giuse và Sông Cầu.

Nhân dịp Đại Hội Cựu Học Sinh Phú Yên kỳ 2 sẽ được tổ chức từ ngày 28 đến 30 tháng 5 năm 2011 tại San Jose, California, USA; Ban Báo Chí sẽ thực hiện Đặc San làm món quà tinh thần tặng cho quý Thầy Cô và các Bạn đến tham dự.

Vây trân trọng kính mời quý Thầy Cô và các anh chị Cựu Học Sinh Phú Yên gồm các trường nêu trên đóng góp bài vở, tài liệu, hình ảnh để Ban Báo Chí có thể thực hiện được Đặc San này theo chi tiết sau:

  1. Chủ đề: “Cánh Chim Tìm Đàn
  2. Nội dung: Tác phẩm (văn, thơ, nhạc …), tài liệu, hình ảnh có liên quan đến thầy xưa, bạn cũ, ngôi trường của mình và tỉnh Phú Yên.
  3. Thể lệ :
    • Tác phẩm được viết hoặc đánh máy không quá 5 trang.
    • Không có nhuận bút.
    • Ban Báo Chí không trả lại bản thảo, dù bài được đăng hay không được đăng.
    • Tác giả chịu trách nhiệm về nội dung và nguồn gốc của tài liệu mà mình cung cấp.
    • Xin đừng gởi những bài đã đăng nơi khác.
  4. Thời gian: Xin gửi trước ngày 31-01-2011 về:

Dang Kim Con

247 Checkers Dr

San Jose, CA 95116

Phone (408) 421-9391.

Tại Việt Nam xin gửi cho chị Phó Trưởng Ban:

Lương Lệ Huyền Chiêu
207 Trần Quí Cáp
Ninh Hòa, Khánh Hòa
Điện thoại 058-384-5174
Email: chieuluonglehuyen@yahoo.com

Ban Báo Chí ước mong được quý Thầy Cô và các Bạn cùng tham gia thực hiện Đặc San này để đóng góp cho đại hội thêm nhiều ý nghĩa và thành công tốt đẹp.

Xin chân thành cám ơn.

San Jose, ngày 03 tháng 11 năm 2010

TM. Ban Báo Chí,

Trưởng Ban,

Đặng Kim Côn

HỌP KHOÁNG ĐẠI 10/17/10


TƯỜNG TRÌNH BUỔI HỌP KHOÁNG ĐẠI

Buổi họp khoáng đại nhằm mục đích bàn thảo việc tổ chức đại hội Cựu Học Sinh Phú Yên kỳ 2 vào Chủ Nhật ngày 17-10-2010 tại hội quán Liên Đoàn Hướng Đạo Ra Khơi số 420 Tully Road, San Jose với sự hiện diện của thầy cô Lê Ngọc Thiều và hơn 40 cựu học sinh thuộc các trường Nguyễn Huệ, Bồ Đề và Đặng Đức Tuấn.
Mới 10 giờ sáng, các anh chị trong ban tổ chức đã có mặt đông đủ, mọi người bắt tay vào việc, cũng là lúc cơn mưa đầu mùa trút xuống. Cả bầu trời San Jose tối sầm lại, các anh chị nhìn nhau lắc đầu tỏ vẻ buồn chán, thất vọng.
Công việc sắp xếp đã xong nhưng bên ngoài ông mặt trời vẫn còn đi ngủ, lác đác một vài người đội mưa đến, tưởng chừng cuộc họp sẽ bị hủy bỏ, dời lại ngày khác.
Theo chương trình, khai mạc lúc 12 giờ trưa nhưng lúc này người tham dự vẫn còn thưa thớt. Bầu trời sáng dần, cơn mưa bớt nặng hạt, cũng là lúc thầy cô và các bạn lần lượt đến, tay che dù, tay bê thức ăn, miệng líu lo, cười nói vui vẻ tiến vào hội trường.
Gia đình Nguyễn Huệ và Hội Ái Hữu Phú Yên bắc Cali có truyền thống khai mạc đúng giờ, nhưng lần này vì thời tiết nên buổi họp phải chậm lại hơn ba mươi phút.
Mọi chuyện rồi cũng qua, sau bữa cơm trưa buổi họp khoáng đại đã chính thức khai mạc vào lúc 2:00 PM.
Mở đầu, như thường lệ anh Phạm Đức Hiền chào mừng thầy cô, các bạn; giới thiệu thành phần tham dự và thông qua chương trình.
Tiếp đến anh Đặng Duy Nhượng trưởng ban tổ chức trình bày lý do buổi họp. Anh cho biết: Theo dự trù, từ 3 đến 5 năm mới tổ chức đại hội một lần nhưng sau đại hội kỳ 1 tại nam Cali năm 2009 được đánh giá thành công tốt đẹp nên có nhiều anh chị, nhất là những anh chị chưa tham dự, yêu cầu tổ chức vào năm tới để họ có cơ hội được trùng phùng với thầy xưa bạn cũ.
Trong tình trạng kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn, việc tổ chức đại hội sẽ không mấy thuận lợi, tuy nhiên để đáp ứng lời yêu cầu của các bạn, ban tổ chức cũng “liều nhắm mắt đưa chân”. Nhân đây cũng xin kêu gọi quý thầy cô và các bạn hãy hưởng ứng và nhiệt tình ủng hộ vật chất cũng như tinh thần để đại hội gặt hái được nhiều thành quả mong muốn.
Theo tinh thần buổi họp sơ khởi ngày 06-09-2010 và qua tham khảo, thành phần Ban tổ Chức đại hội được hình thành như sau:
- Trưởng Ban : anh Đặng Duy Nhượng
- Phó trưởng Ban : chị Cao Thị Cảo Thơm
- Phó Trưởng Ban : anh Trần Hoàng Thân
- Đặc trách trường Bồ Đề : chị Nguyễn Hồng Vân, chị Phạm Bích Diệp
- Đặc trách trường Đặng Đức Tuấn : anh Trương Kỉnh Thành,
anh Vũ Đình Tùng
- Đặc trách trường Thánh Giuse : chị Phan Ái Mai, chị Trương Thu Kỳ
- Tổng Thư Ký : anh Phạm Đức Hiền
- Phó Tổng Thư Ký: chị Nguyễn Trần Tấm
- Thủ Quỹ : chị Nguyễn Thị Hằng
- Phó Thủ Quỹ : chị Đặng Thị Nga
- Ban Tiếp Tân : anh Nguyễn Đình Cai, chị Phan My, chị Lan Anh
- Ban Văn Nghệ : anh Trần Hoàng Thụy, anh Đặng Kim Nhựt
- Ban Khánh Tiết : anh Hoàng Phước, anh Nguyễn Xuân Thanh
- Ban Báo Chí : anh Đặng Kim Côn, chị Lương Lệ Huyền Chiêu
- Ban Tài Chánh : chị Hoàng Thanh Phước, chị Lưu Phúc Phương.
Anh Nhượng cho biết đã mời các anh chị ở nơi khác vào ban tổ chức nhưng một số khước từ với lý do không có thì giờ và ở xa. (thành phần Ban Tổ Chức sẽ bổ sung thêm).
Chi tiết đại hội sẽ loan báo đầy đủ trong Thư Mời sắp phổ biến. Riêng thành phần tham dự, theo yêu cầu, đại hội kỳ 2 được mở rộng cho quý thầy cô và cựu học sinh Phú Yên gồm các trường Nguyễn Huệ, Bồ Đề, Đặng Đức Tuấn và Thánh Giuse cùng tham dự.
Tiếp theo anh cho biết gia đình Nguyễn Huệ đã và đang thực hiện ba mục tiêu được đề ra trong đại hội kỳ 1 là kiện toàn diễn đàn, thành lập web site và làm đặc san.
Với tinh thần Nguyễn Huệ và lòng nhiệt thành cao độ, trong cương vị Tổng Thư Ký anh Phạm Đức Hiền mặc dù rất bận rộn với công việc hằng ngày nhưng vẫn cố gắng chu toàn trách nhiệm điều hành xuất sắc diễn đàn cựu học sinh Phú Yên trên internet.
Qua tài khéo léo vận động của chị Nguyễn Thị Hằng, Blog “Nguyễn Huệ Cánh Chim Tìm Đàn” sắp được trình làng để nối kết Thầy Trò từ bốn phương qui tụ về với nhau, chia sẻ những kỷ niệm vui buồn một thời đã qua và trân trọng trao cho nhau tình cảm nồng ấm. Căn nhà Nguyễn Huệ đang được xây dựng do một nhân vật rất nổi tiếng mà tên tuổi của anh được nhiều người biết đến. Xuất thân từ Nguyễn Huệ, anh là người đa tài, không những giỏi về điện toán mà còn giỏi về văn thơ, nhạc, nhiếp ảnh, hội họa vv… Chúng tôi sẽ trân trọng giới thiệu anh trong ngày tân gia căn nhà này.
Việc thực hiện Đặc San không mấy khó khăn bởi vì Phú Yên là nơi sản sinh rất nhiều nhân tài về thi văn… Tuy nhiên tài chánh mới là vấn đề nan giải. Để thực hiện được mục tiêu này, chúng tôi sẽ lần lượt gõ cửa các cơ sở kinh doanh, sản xuất, văn phòng bác sĩ vv… mà chủ nhân là cựu học sinh hoặc đồng hương Phú Yên đang định cư tại Hoa Kỳ. Mong quí vị sẵn lòng giúp đỡ bằng cách cho phép đặc san giới thiệu cơ sở của quí vị. Nếu không được quí vị Mạnh Thường Quân ủng hộ, nhóm thực hiện cũng đành bó tay và món ăn tinh thần sẽ không bao giờ đến với mọi người được.
Trong phần phát biểu, thầy Lê Ngọc Thiều cho biết cảm tưởng sau khi tham dự đại hội kỳ 1, thầy rất vui mừng, xúc động được gặp lại đồng nghiệp và học trò cũ, cuộc trùng phùng đã để lại kỷ niệm đáng ghi nhớ. Thầy cho biết sáng hôm nay đã nhận điện thoại của nhiều anh chị gọi đến hỏi thăm, cầu chúc buổi họp gặt hái kết quả tốt đẹp và hẹn sẽ gặp trong ngày đại hội.
Anh Phan Thanh Hùng nhận định các anh chị trong ban tổ chức rất năng nổ và có nhiều kinh nghiệm nên tin tưởng đại hội sẽ thành công.
Để trả lời câu hỏi của anh Hồ Tâm : các thầy cô có được mời tham dự không? anh Nhượng nói đại hội này được mở ra nhằm mục đích để thầy trò gặp nhau, nếu các anh chị biết thầy cô nào ở đâu, xin vui lòng thông báo để ban tổ chức gửi thư mời.
Anh Hoàng Phước cho biết đã hoạt động xã hội nhiều năm nên có rất nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức, anh sẵn sàng nhận mọi công tác kể cả công việc ở lại cuối cùng để … dọn dẹp.
Bác sĩ Vũ Hồng Hà xác nhận mình chỉ có một nửa là Phú Yên nhưng rất yêu mến Phú Yên, hứa yểm trợ mọi sinh hoạt và cầu chúc đại hội thành công. Chị đã sáng tác bài thơ “Về Đây 2” cổ vũ cho đại hội. Xin cám ơn thi sĩ Hồng Hà.
Anh Nguyễn Lực chúc đại hội thành công và đề nghị tổ chức cựu học sinh Phú Yên thống nhất danh xưng. Anh Nhượng trả lời: trong thời gian vừa qua diễn đàn là sinh hoạt của gia đình Nguyễn Huệ, tuy nhiên cũng có một số thầy cô và cựu học sinh các trường khác tham gia nên mới có danh xưng là diễn đàn Cựu Học Sinh Phú Yên. Hiện nay chưa có thành lập hội nên chưa có danh xưng chính thức. Do đề nghị và yêu cầu của một số anh chị, đại hội kỳ 2 tại San Jose được mở rộng để quý thầy cô và cựu học sinh các trường Bồ Đề, Đặng Đức Tuấn và Thánh Giuse cùng tham dự, nên đại hội kỳ 2 mới có danh xưng là Đại Hội Cựu Học Sinh Phú Yên. Sau đại hội mọi sinh hoạt lại trở về gia đình Nguyễn Huệ.
Tiếp theo là phần báo cáo tài chánh, ngày xưa người ta thường nói: “học vấn là chìa khóa mở các cửa”, ngày nay “tiền bạc có thể mua được tất cả, kể cả bằng cấp” nên tài chánh nắm giữ vai trò rất quan trọng cho việc tổ chức. Ban tài chánh tuy mới bắt tay vào việc nhưng kết quả rất khả quan, sau khi chị thủ quỹ Nguyễn Thị Hằng công bố danh sách 20 Mạnh Thường Quân với số tiền thu được là $1,700. Tồn quỹ sau đại hội 1 còn $1,168.27. Hiện nay quỹ đại hội 2 đã có $2,868.27; cả hội trường đồng loạt vỗ tay tán thưởng (danh sách quí vị Mạnh Thường Quân cùng với Thư Ngỏ sẽ được công bố, cập nhật thường xuyên trên diễn đàn và Blog Nguyễn Huệ).
Sau đó là phần văn nghệ “hát cho nhau nghe”. Các ca sĩ “cây nhà lá vườn” lần lượt được MC Đặng Kim Nhựt mời lên sân khấu, các anh chị trình diễn tiết mục đơn ca, song ca, đồng ca rất xuất sắc. Xin chân thành cám ơn tinh thần và sự đóng góp quí báu của các anh chị. Đặc biệt xin cám ơn anh chị Phan Thanh Hùng & Việt Ngữ bảo trợ ban nhạc và dàn âm thanh làm cho buổi sinh hoạt được hào hứng và vui nhộn, cám ơn Liên Đoàn Trưởng Trần Hoàng Thân cho mượn hội trường, cám ơn anh chị Đặng Kim Nhựt phụ trách phần trang trí, anh chị Nguyễn Đình Cai cho mượn bàn ghế và sắp xếp hội trường. Xin cám ơn tất cả các anh chị đã trực tiếp cũng như gián tiếp giúp ban tổ chức hoàn thành trách nhiệm. Xin cám ơn quý thầy Cô và các bạn đã đến tham dự đông đủ.
Buổi họp khoáng đại kết thúc vào lúc 4:30 chiều, ngoài trời gió lạnh, mưa vẫn còn rơi nhưng trong lòng mọi người càng cảm thấy ấm cúng và gần gũi nhau nhiều hơn.
Thầy trò ra về trong niềm hân hoan vui mừng.
San Jose ngày 22-10-2010
Cựu Học Sinh Phú Yên
Xin bấm vào Họp Khoáng Đại để xem hình ảnh.

Tuesday, October 26, 2010

Biên Bản Họp Đại Hội ngày 6 tháng 9 năm 2010

HỘI CỰU HỌC SINH NGUYỄN HUỆ PHÚ YÊN


ĐẠI HỘI CỰU HỌC SINH PHÚ YÊN KỲ 2
SẼ ĐƯỢC TỔ CHỨC TẠI SAN JOSE

Họp nhà Nhượng Phước Vào lúc 5 giờ chiều ngày 06 tháng 9 năm 2010, căn nhà xinh xắn của anh chị Đặng Duy Nhượng đã đón tiếp trên 20 thầy cô và các bạn đến tham dự phiên họp nhằm bàn thảo việc tổ chức Đại Hội Cựu Học Sinh Phú Yên toàn thế giới lần thứ nhì.

Họp nhà Nhượng Phước Tham dự phiên họp gồm có thầy cô Nguyễn Khoa Đằng, anh chị Phan Thanh Hùng&Việt Ngữ, anh chị Nguyễn Văn Hùng&Bích Diệp, anh chị Nguyễn Dậm&Phúc Phương, anh chị Lê Lâm&Minh, chị Nguyễn Thị Hằng, chị Nguyễn Thị Để, chị Phạm Lan Anh, chị Nguyễn Hồng Vân, chị Đặng Thị Hoa, chị Đặng Thị Nga, chị Lê Kim Cúc, anh Trương Kỉnh Thành, anh Phạm Đức Hiền, và dĩ nhiên cả chủ nhà anh chị Đặng Duy Nhượng&Thanh Phước.

Trước khi họp, các hội thảo viên đã thưởng thức những món potluck từ các anh chị mang đến, đặc biệt là món bún mộc được một tổ hợp chen chúc nhau trong căn bếp nhỏ xíu, loay hoay thêm mắm thêm muối để mọi người vừa ăn vừa “nức nở” khen ngon. (không phải “too many cooks spoil the broth!”)

Họp nhà Nhượng Phước Mở đầu, anh Nhượng cảm ơn mọi người đã dành thì giờ ngày nghỉ lễ đến tham dự phiên họp. Anh tuyên bố lý do và giới thiệu thành phần tham dự, đặc biệt lần này có sự tham dự của hai trường Bồ Đề và Đặng Đức Tuấn do chị Nguyễn Hồng Vân và anh Trương Kỉnh Thành đại diện. Rút kinh nghiệm đại hội kỳ I và theo yêu cầu của nhiều người, đại hội lần này được mở rộng, gồm có 3 trường tham dự và việc tổ chức sẽ do Nguyễn Huệ làm đầu tàu.

Anh Nhượng cho biết: dự định 3 năm tổ chức một lần, nhưng theo yêu cầu của đa số thầy cô và các bạn, đại hội sẽ được tổ chức vào năm tới, mặc dù tình trạng kinh tế của thế giới vẫn còn khó khăn, nhưng nếu không tổ chức thì sẽ có nhiều người không thể tham dự như thầy Hiệu trưởng Nguyễn Đức Giang đã từng nói: “không còn thì giờ nhiều để chờ đợi L”. Để cho “Nam Bắc đề huề”. Năm nay bắc California “xâm mình” phối hợp với các nơi khác tổ chức tại San Jose. Mọi người vỗ tay tán thành.

Tiếp đến, anh Hiền ngợi khen tinh thần “dấn thân” của anh Nhượng, đặc biệt là chị Phước, vì nếu không có chị “lái”, thì anh Nhượng khó có thể kéo được chiếc “xe bò” nặng nề chạy trên con đường gồ ghề khúc khuỷu.

Họp nhà Nhượng Phước Anh Hiền cũng trình bầy đại cương về sinh hoạt của Hội Cựu Học Sinh Phú Yên trong năm qua, trong đó diễn đàn của Hội thường xuyên hoạt động và ngày càng phát triển rộng hơn để liên kết thêm thầy cũ và bạn xưa, trong đó có nhiều cánh chim tha phương đã được nhập đàn trở lại, như chị Kim Thanh, Huyền Chiêu, Hoàng Ánh, Hoàng Yến, Đặng Xuân và anh chị Trần Đình Minh … tìm về tổ ấm nên rất háo hức mong đợi ngày đại hội . (Hoàng Yến gặp lại thầy Thiều đã khóc như mưa!). Ngoài ra còn tham gia vào sinh hoạt của Liên Trường Bắc Cali, Nguyễn Huệ tuy là trường nhỏ, trước đây ít ai biết đến, nhưng nay cũng được sánh vai với các trường đàn anh nổi tiếng như Chu Văn An, Petrus Ký, Võ Trường Toản, Hồ Ngọc Cẩn, Gia Long, Trưng Vương, Lê Văn Duyệt, Quốc Học&Đồng Khánh, Phan Thanh Giản&Đoàn Thị Điểm Nông Lâm Súc…).

Trong phần báo cáo tài chánh, chị thủ quỹ Nguyện Thị Hằng cho biết kỳ Đại Hội năm ngoái đã thành công mỹ mãn, số tiền thu nhiều hơn chi, nên hiện nay quỹ của Hội còn $1,168.27.

Họp nhà Nhượng Phước Anh Nhương trình bày thêm: ban đầu dự định tổ chức vào mùa Hè (dịp lễ Độc Lập Hoa Kỳ), nhưng sau khi tham khảo ý kiến, nhận thấy mùa Hè có nhiều gia đình đi chơi xa, giá sinh hoạt đắt đỏ, di chuyển khó khăn; vì thế, mọi người đã đồng ý chọn mùa Xuân (lễ Hiền Mẫu), khí hậu mát mẻ, việc tổ chức được nhiều thuận lợi hơn.

Trong phần đóng góp ý kiến, thầy Nguyễn Khoa Đằng đề nghị: muốn lôi cuốn nhiều người đến tham dự thì nên phát động chiến dịch quảng cáo rầm rộ và rộng rãi qua một lịch trình hấp dẫn như giới thiệu danh lam thắng cảnh San Jose, quán ăn ngon trong khu vực gần khách sạn, vẽ bản đồ lộ trình đi bộ đến những nơi như shopping mall mà du khách có thể lui tới gần nơi đại hội...

Anh Phan Thanh Hùng đề nghị ban tổ chức nên vận động cách nào để mọi người biết rằng các thầy cô rất mong muốn được gặp lại học trò cũ của mình, anh còn đề nghị những gia đình chủ nhà ở San Jose nên tỏ lòng hiếu khách bằng cách mời bạn bè đến tư gia tạm trú trong thời gian đại hội, để họ cảm thấy ấm cúng, thân mật hơn. Ý kiến của thầy Đằng và của anh Hùng được mọi người nồng nhiệt tán thưởng. (mách nước, nhà anh chị Hùng dư 4 phòng!).

Cuối cùng các hội thảo viên đã đồng ý tổ chức đại hội như sau:

Thời gian : 3 ngày. Từ ngày 07 đến ngày 09-5-2011.
Địa phương : San Jose, Bắc California, USA

Thành phần nòng cốt trong ban tổ chức: ngoài những anh chị trong BTC đại hội I, còn được bổ sung như sau:

Ban Cố vấn: anh Phan Thanh Hùng, anh Trần Đình Minh, anh Trần Hoàng Thân
Trưởng Ban TC: anh Đặng Duy Nhượng
Phó Trưởng Ban: chị Cao Thị Cảo Thơm
Phó Trưởng Ban: anh Trần Đình Hiệp
Tổng Thư ký: anh Phạm Đức Hiền
Phó Tổng Thơ ký: chị Nguyễn Trần Tấm
Đặc trách Trường Đặng Đức Tuấn: anh Trương Kỉnh Thành
Đặc trách Trường Bồ Đề: chị Nguyễn Thị Hồng Vân
Thủ Quỹ: chị Nguyễn Thị Hằng
Phó Thủ Quỹ: chị Đặng Thị Nga
Ban Vận Động Tài Chánh: chị Hoàng Thanh Phước, chị Lưu Phúc Phương, chị Phạm Lan Anh, chị Hoàng Yến, anh Đặng Ngọc Bổng, anh Đỗ Ngọc Huỳnh, anh Cái Hùng Chi

Danh Sách đầy đủ Ban Tổ Chức và Bảng Phân Nhiệm sẽ được công bố trong các Bản Tin kế tiếp.

Ban Vận động tài chánh tuy chưa phát động gây quỹ, nhưng đã có nhiều Mạnh Thường Quân hứa ủng hộ như các chị Việt Ngữ, Lê Minh, Nguyễn Để, Đặng Hoa, Hồng Vân... Hy vọng tài chánh cho đại hội kỳ này sẽ được dồi dào, giúp ban tổ chức dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Buổi họp kết thúc vào lúc 9 giời tối cùng ngày, kết quả thành công tốt đẹp. Trong không khí hào hứng, mọi người hân hoan vui mừng, chờ mong sớm đến ngày đại hội.

San Jose ngày 10 tháng 9 năm 2010
Phạm Đức Hiền

Xin xem hình ảnh trong link dưới đây:

Click on this photo for the photo slideshow!
Click on this photo for the photo slideshow!



Tấm Hình Quý Giá


--> Bạn tôi, chị Nguyễn Thị Hằng, hiện giờ là thủ quỹ của hội cựu học sinh NGUYẼN HUỆ.

Chúng tôi theo cha me di cư tới quận TUY HÒA, tỉnh PHÚ YÊN ở cùng trại di cư phường tư. Mái tranh vách đất, không đèn điện, không máy nước. Ngôi trường năm tiểu học TUY HÒA , mái tranh vách đất đã để lại cho chúng tôi rất nhiều kỷ niệm của thời thơ ấu...

Tất cả các anh chi trong bức hinh quý giá này (̣Hiển, Hòa, Phổ, Thơm, Phượng, Hằng, Chính, Tấm, Thiêm, Nghiêm), cũng do chị Nguyễn Thị Hằng là người đã tốn nhiều lần gọi điện thoại viễn liên để tìm kiếm chúng tôi.

Vâng, tấm hình thật quý giá vì tất cả chúng tôi chụp trong tấm hình này đều là "học trò thò lò mũi xanh" cuả thầy CAO HUY HUÂN lớp nhì trường Nam Tiểu Học TUY HÒA cùa ngày xa xưa năm 1955.

LÊ THỊ CHÍNH

Wednesday, October 20, 2010

NHỚ BẠN

NGHÌN TRÙNG XA CÁCH
Hoàng Ánh

Gặp lại Huyền Chiêu trên internet sau 48 năm xa cách, người mà tôi hỏi thăm đầu tiên là Hồ Thị Bích Thủy. Nước mắt tôi trào dâng nghẹn ngào khi nghe tin Bích Thủy đã ra đi và tôi đã mất đi vĩnh viễn người bạn thuở nhỏ đáng yêu.

Tôi bỗng thấy nhớ xiết bao ngôi trường Nguyễn Huệ năm nào với tường vàng loang lổ và mái ngói rêu phong. Tôi nhớ sân trường có bóng những hàng dương vi vút gió. Tôi nhớ con đường số Sáu mỗi buổi tan trường áo trắng tung bay. Và, nhớ những khuôn mặt không thể nào quên của Huyền Chiêu, Mai Hương, Bích Thủy... Những người bạn mà tôi lúc nào cũng mong được gặp lại, nhưng không ngờ, một trong số đó, là Bích Thủy lại đã ra đi.

Nhà Bích Thủy nằm ở đầu con dốc Lê Thánh Tôn, một ngôi nhà có hai mặt tiền không lúc nào ngớt tiếng ping pong vui tai và tiếng cười đùa của những người chơi bida. Tôi rất muốn vào chơi với Thủy, nhưng vẫn cứ ngại ngùng vì ở đó có rất nhiều nam sinh lớn tuổi. Tuy vậy, tôi vẫn đến với Thủy vì tôi rất thích ngắm Thủy chơi ping pong.

Dạo ấy, con gái vẫn còn e lệ nhút nhát, nên mẫu người nhanh nhẹn, thích thể thao như Thủy đã làm tôi rất ngưỡng mộ. Thủy thường đấu với anh trai là Hồ Châu Sơn. Tôi không làm sao quên được bóng dáng bé nhỏ, linh hoạt của Thủy với những đường bóng bất ngờ tài tình khiến anh Sơn nhiều khi phải gác vợt.

Thấy tôi có vẻ thích, Thủy trực tiếp dạy cho tôi cầm vợt. Có lẽ tôi là người học trò đầu tiên của Thủy. Tôi cứ tưởng dễ hóa ra cầm cây vợt không như tôi tưởng. Chỉ mỗi một việc đỡ được trái banh đã là một việc khó khăn huống chi là đánh trả. Thấy tôi quá vụng về, Thủy nói: “Ánh phải đứng xa bàn thế này mới có thể đóan được hướng banh. Khi nào thuận tay hãy tiến gần bàn bỏ nhỏ để gây bất ngờ cho đối thủ”. Vừa nói, Thủy vừa serve trái banh xuống mặt bàn rất gọn trong khi bàn thì cao đến tận ngực.

Tôi phục coach Thủy sát đất. Tôi mê xem Thủy chơi ping pong như bây giờ thích xem Maria Sharaprova chơi tennis. Tiếc rằng tôi không còn ở Tuy Hòa lâu hơn vì cha tôi đã đổi lên Đà Lạt.
Bích Thủy.
Tôi ra đi nhưng vẫn không quên Thủy. Đó là một người bạn nhỏ, chẳng những giỏi ping pong, còn rất giỏi thêu thùa may vá, và khéo tay làm đủ các loại bánh...

Sau bao nhiêu năm xa cách, Hoàng Ánh hy vọng sẽ có mặt trong ngày Đại Hội Liên Trường Phú Yên (tổ chức ở San Jose tháng 5/2011). Hoàng Ánh sẽ rất vui mừng gặp lại thầy xưa, bạn cũ. Nhưng Hoàng Ánh cũng sẽ buồn biết bao nhiêu khi trong số bạn năm xưa không bao giờ còn gặp được Thủy.

Sao Trời lại bắt một người con ngoan, một người bạn tốt như Bích Thủy giã từ cõi đời quá sớm.

Thủy ơi, xin gửi đến Thủy những đóa hồng nhớ thương và nguyện cầu hương hồn Thủy yên vui nơi cõi Cực Lạc.

Tuy Hòa ơi, trường Nguyễn Huệ của tôi ơi, mãi mãi còn lại trong tôi những kỷ niệm êm đềm.

Hoàng Ánh

Sunday, October 17, 2010

XIN MỘT LẦN GỢI NHỚ

Con bé nhà quê vừa nhỏ người, nhỏ tuổi nhất lớp, là đứa con gái duy nhất trong số bảy người học trò được thầy Hiệu trưởng Phạm Kỳ Phùng (em út của chủ nhà sách Vạn Kim) cũng là thầy dạy lớp Nhất của trường tiểu học Hòa Đồng năm đó, dẫn về thành phố Tuy hòa để thi vào Đệ Thất trường Trung học Nguyễn Huệ.
Không biết có phải vì nôn nóng muốn đến trường thi cho sớm để trổ tài thi cử, hay vì sự ngáo ộp của một đám con nít nhà quê được lên tỉnh ứng thí lần đầu, mà mới có hơn... ba giờ sáng, khi chợ mới Tuy hòa vừa đổ kẻng sang canh, là cái đám tụi tôi đã thức dậy, rửa mặt mũi, thay quần áo chỉnh tề, từ từ trong nhà sách Vạn kim (Thầy đưa về ở đó để đi thi cho gần) hùng dũng hiên ngang cầm bút mực đi ra đường nói cười sảng khoái và tự nhiên, mặc dù lúc đó dòm ngang, ngó dọc đường phố vắng tanh chẳng thấy một bóng người, ngoài đám thí sinh chúng tôi với mấy bóng đèn đường vàng vọt, nhưng mặc kệ, đường ta ta cứ đi, trường thi ta cứ đến sợ chi, đến khi bị ông già canh chợ quát to lên: “mới có ba giờ sáng mà tụi con nít bay đi đâu nói chuyện ỏm tỏi dzậy? có dzìa ngủ đi không, tao đét đít cho một trận bây giờ...!”, lúc đó tụi tôi mới hoảng vía, vội vã quay đầu cắm cổ chạy trở về, trong khi ông Thầy vẫn còn ngủ kỹ nên không biết gì cả... Hú hồn!
Ấy vậy mà tôi là một trong hai đứa đậu vào đệ thất mới là oai (người kia là Trần Ngọc Phước, anh đã qui tiên rồi). Trước khi vào học, ba tôi dẫn tôi qua nhà thầy hiệu trưởng Vũ Trí Phú (ở đối diện nhà tôi trọ học) trình diện; trình diện để làm gì thì hồi đó tôi nào có biết, nhưng tôi nhớ lời thầy dặn ba tôi: may cho con bé hai bộ áo dài trắng và một cái áo dài xanh để dự lễ chào cờ ngày Thứ Hai.
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dắt đi trên con đường..., con đường ngày xưa tôi đã đi lại nhiều lần nhưng hôm nay bỗng dưng tôi thấy lạ...” Ấy là ngày đầu đi đến trường học của ông nhà dzăn Thanh Tịnh, nó mơ mộng, nó lãng mạn, nó e ấp, rụt rè làm sao sao, nhưng ngày khai trường của tôi đâu được vậy, con đường này lạ hoắc lạ huơ đối với con nhỏ lần đầu lên tỉnh học, lót tót theo chân chị Thân, chủ nhà tôi trọ học,vì Ba Má chị là chỗ thân tình bằng hữu của Má Ba tôi, năm ấy chị vừa lên đệ lục, cùng lớp với các chị Diệp Bích Hiền, Thọ (tiệm vải Nam Thái), Hải, Oanh..., chị dẫn đi theo con đường tắt, từ chỗ Ngả Năm có cái xe nước mía (về sau, nơi này trở thành... trạm nghỉ chân thân quen của mấy đứa học trò, vì những ly nước mía ngọt lịm với trái tắc thơm lừng lóng lánh và những viên nước đá lạnh ngắt, trong veo) đi lòn qua hết một xóm nhà, qua cái nhà máy nước đá Tân Xuân, rồi qua sân đá banh, đi một đỗi nữa mới ra con đường số Sáu, quẹo về bên phải đến trường.
Trường Nguyễn Huệ lúc bấy giờ còn cũ mèm, con đường từ cổng vào ngang cột cờ thì cao, nhưng sân trường thì thấp, ngồi nhìn từ hai dãy lớp học có thể thấy được kẻ vào người ra thăm viếng.
Con đường mà tôi quen đi lại lắm lần đang ở xa lắc xa lơ, là con đường làng có hai hàng tre cao oằn ngọn kẽo kẹt đong đưa trong gió, và con đường đất nối dài cánh đồng lúa ngút ngàn nắng lóa chói chan, rồi men theo con đường mương dẫn thủy nhập điền, phía bên kia là cái nghĩa địa lâu đời, có cây đa to mấy người ôm không xuể, nơi mà mấy đứa trẻ chăn bò cứ lấy vải trắng vắt ngang nhánh cây để nhát ma đám học trò nhỏ nhát gan, nhiều hôm sợ quá chạy té khói, chạy vấp ngã trầy cả đầu gối lẫn bàn tay, giờ thì con đường đó đã bị bỏ lại sau lưng, chưa biết khi nào trở lại.
Hôm nay vô Đệ Thất rồi chớ đâu phải con nít lớp mẫu giáo, tuy rằng lần đầu tiên cảm thấy nực nội, chật chội trong bộ đồng phục áo dài quần trắng, guốc cao gót, nhưng rồi trông cũng thướt tha, cũng tóc gió bay bay ngang bờ vai nhỏ, oai phong ra phết.
Bởi vì tôi bé tí teo nên khi sắp hàng vào lớp chọn chỗ ngồi, cái con nhỏ nhà quê đen đủi ngang nhiên được đứng hạng nhất, vô lớp Thất 4, cái lớp chọn tiếng Anh làm sinh ngữ chính.
Thiệt ra thì khi chọn lớp, tôi nào có biết tiếng Mỹ tiếng Anh là thứ tiếng chi chi, nhưng bữa đó thấy mấy bạn cứ lao qua bên kia mà đứng, đứng đông thiệt là đông, lại nghe Thầy bảo bên đó phải học tiếng Tây dù Tây...không còn nữa; còn bên này ít quá, nên chui đại vào đứng, vậy thôi, hoá ra cái đám con nít bên này là cái đám biết nhìn xa thấy rộng (?), tiên đoán một ngày không xa, tiếng Anh sẽ là một ngoại ngữ thông dụng, ra đời tiếp xúc làm ăn dễ dàng kiếm...zóp! Thế là lớp Đệ Thất 4 của chúng tôi hiên ngang trở thành lớp Anh văn duy nhất, và khi xếp chỗ ngồi trong lớp, cạnh tôi là cô gái Bắc kỳ di cư, nó bận cái áo đầm ngắn củn cỡn, chứ không phải quần áo dài kín đáo, nên có vài bạn nam sinh cứ ngó cô ta rồi cười khúc khích, đã vậy vì mái tóc được “phi dê”, nên vốn vóc dáng đã cao hơn tôi, giờ lại càng cao thêm chút nữa, ấy là “cái” Thanh, con của ông bà Nhân, làm ở ty Công chánh, được mệnh danh là “Thanh 18 Gian”, là khu gia cư cho công chức, gồm 18 gian, bên cạnh Quốc lộ số 1, đối diện với nhà ga xe lửa, chứ không phải là “Thanh Gian Ác”. (chữ của Anh Phạm Đức Hiền tặng cho cô).
Dĩ nhiên tôi được ngồi ngay đầu bàn, nơi mỗi vị giáo sư khi đứng giảng bài, vẫn đưa tay vịn thành bàn, nhiều khi tôi rất khổ sở vì biết mình viết sai, làm bài không đúng, và cũng vì ngồì ngay đầu bàn mà lắm khi tôi đau khổ vì bị ...mưa phùn từ Thầy giáo làm ướt vở, nên trong vở tôi luôn có tờ giấy thấm chận ngang trang giấy đang viết, nhất là giờ Anh văn của thầy Phúc (xin Thầy tha lỗi cho học trò vì dám nhắc chuyện xưa), vở ghi bài của tôi hầu như bị nhòe nhoẹt nhiều lần, nhưng bù lại, tôi cũng cảm ơn Thầy đã dạy những tiếng Anh đầu tiên và ghi sâu vào trí nhớ tôi bài hát dù chỉ có bốn câu ngắn ngủi: “The moon is high, the sky is blue, and here am I, but where are you?” mà về sau này, khi tôi kể lại cho lũ con tôi nghe, chúng cứ cười khúc khích, rồi nói nếu ông Thầy giáo của Má mà nghe được chắc ổng thích lắm.
Lớp tôi hình như sĩ số học trò đông hơn các lớp bạn, và trai gái đều đủ cả, nhiều chị đã rất lớn, tôi đứng cao đến vai họ là cùng, đâu phải tại hồi nhỏ Má tôi cho tôi uống nước cơm mà chậm lớn, vì dù sao ngày ấy ba tôi cũng đã làm chủ được một nhà máy xay gạo rồi, chỉ cần ăn mớ tấm rơi ra ngoài cũng thừa sức lớn, nhưng vì tuổi tác có chênh lệch nhau đó thôi, nên chi tôi cứ bị mấy anh chị lớn sai chạy có cờ. Tôi còn nhớ chị Minh Châu, con của bà Thủ Sáu, cứ đều đều nhờ tôi trao thư hồi âm cho người đã gửi thư là anh Nghĩa, cũng học cùng lớp (xin chị Châu tha lỗi và mong rằng sẽ không gây ân oán giang hồ), rồi anh Thái, người thầy dạy tôi đờn Ghi-ta, sau vài buổi học là sai tôi mang thư đến nhà cho chị Kim Loan (nhắc cho chị nhớ đừng uýnh tôi nhé), chẳng phải tôi ngu dại gì, nhưng ..sợ Thầy, nể bạn nên làm thế thôi, về sau ngồi nhớ lại cứ cười thầm, hèn chi hồi đó bài học đờn ghi-ta đầu tiên anh Thái dạy cho đứa con nít tôi lại mang tên: “Đôi bóng (Tình thương gửi theo gió chiều, nhờ trao đến cho người yêu...) ”, cũng như người cậu họ tên Siêu dạy đờn măng-đô-lin, bài nhập môn lại là bài hát buồn nẫu ruột: “Tiếng Ca U Hoài”(Tôi chưa quên một giọng ca tha thiết u hoài, những đêm giá lạnh bồi hồi gợi nhớ thương ai...), hóa ra là tâm sự của quí người Thầy, thầy buồn, thầy nhớ thương ai cứ nhè bắt con nhỏ tập đờn muốn tróc móng tay.
Vì tôi ngồi bàn đầu, nên khi vào lớp tôi được ưu tiên vô trước nhất, tôi cứ tự nhiên đứng tại chỗ mà điểm mặt đặt tên từng khuôn mặt học trò cùng lớp, và cũng tại vì lớp tôi có nhiều nam sinh, mà đại cồ nữa, nên tôi rất sợ, sợ nhất là anh chàng mang tên Trịnh Ngọc Phương, ngưòi có biệt danh là “Thằng Sủn” (rất tiếc, nghe tin anh đã quá vãng rồi), Tía anh là người miền Nam, có biệt danh là “Tư Trọng”, đổi ra đây làm Cảnh sát, nên chi anh rất là ...ồn ào và đám nam sinh học thêm được những cụm từ mới “đ..má mày!” nghe rất chi là Nam Kỳ!
Thêm vào đó còn có những đại cồ nghịch ngợm hết chê như Võ đông Lợi, Lê Đình Viễn và Phạm Đức Hiền, người chuyên môn cạo đầu trọc lóc, mà mới đây cái Thanh khoe là anh chàng thất tình cô nàng! còn nhiều và nhiều anh lớn lắm, hình như có anh Phạm Ngọc Bội, đã ...chuồn êm qua phía bên kia rất sớm, hay anh Lê Đình Muộn nhưng ...kết hôn với chị Gái chẳng muộn chút nào).
Và hổng biết hồ sơ lý lịch của bọn tôi để ở chỗ nào, mà tên Cha Mẹ của học sinh nào trong lớp quí anh đều biết hết, đến nỗi mỗi khi vô lớp mà chưa thấy Thầy giáo đến, lớp tôi toàn là “bố mẹ” đi học không thôi, như anh Trịnh Ngọc Phương thì được gọi là.. Trịnh Ngọc Trọng “Con” (xin lỗi vì phải đưa ví dụ cụ thể) còn bạn Quốc Khánh thì cứ kêu là “Con Ông Lạc”, tại vì ba của bạn ấy tên...Phụng (người Bắc gọi đậu phụng là “lạc”, như “lạc rang”), nhất là Trịnh Vũ hoàng Mai, tên gọi rất hay, nhưng cô bạn cao to này không mảnh mai như tên gọi, mà còn quậy hơn cả con trai, nên cứ bị chọc hoài. Ngay cả tôi, mỗi khi đến lớp sớm vào cất cặp-táp, là có người xướng danh cho cả lớp biết ...“Năng con đến!” Có người còn sưu tầm cả danh sách giòng họ và gia phả, lôi tên từ ông, bà, cha, cha, mẹ, anh, chị, em ra mà réo; đến nỗi ngày nay, nhiều khi chỉ nhớ tên bố mẹ, chứ không nhớ tên của người bạn mình. Tuy bị chọc phá như vậy nhưng hình như chẳng thấy ai nổi sùng hay tức giận gì cả.
Thành phố Tuy hòa lúc bấy giờ còn nhỏ xíu, người cũng chẳng mấy đông đảo gì, và vì bọn trẻ chúng tôi học cùng một trường nên thân tình quyến luyến, ngoài giờ học, mỗi tối sau khi học bài xong, một bầy con nít tập trung trên sân thượng của cả dãy nhà buôn đường Trần Hưng Đạo, từ tiệm radio Hồng Châu, nhà của bạn Minh (được mệnh danh là Minh đái dầm), chạy dài qua khỏi tiệm vải Ngọc Cư, nhà anh Bổng (biệt anh là Bổng cà).
Trò chơi thông dụng nhất là: 5-10-15-20..., và vì cái màn chạy trốn kiếm tìm ấy mà chúng tôi được chứng kiến cảnh bà cụ thân sinh của Thầy Vị đứng ... tè tại chỗ (Xin lỗi nếu Thầy có đọc), lần đầu tiên thấy kỳ lạ quá nên cả bọn kéo tới đứng xem (dĩ nhiên bà cụ không thể thấy chúng tôi, vì chúng tôi ở trên sân thượng nhìn xuống, còn cụ thì đang ở dãy nhà trệt phía sau nên chẳng nhìn lên) nhưng rồi cũng chẳng thấy được gì, ngoài cái váy nâu thật dài và rộng, với cái khăn mỏ quạ bịt đầu của những cụ bà Bắc kỳ di cư, rất lạ lẫm với đám con nít Trung kỳ Xứ Nẫu Tuy hòa. Từ đó tôi mới hiểu được câu tục ngữ: Nhà không chái, đái không ngồi, nồi không quai là những đặc trưng của miền Bắc.
Năm đệ lục, chúng tôi được đi cắm trại ở rừng dương, bình thường thì chỗ này ít ai dám léo hánh tới, vì toàn là cây dương rậm rì rậm rịt, mặc dù bên kia rừng là bãi biển dài, cát mịn trắng phau. Năm ấy trường cho bọn con gái thi đua nấu ăn. Gì chớ mục này là lớp tôi chắc chắn ăn đứt trong liên lớp, vì lớp tôi có nhiều chị lớn như chị Mùi, chị Châu, chị Hạnh, chị Hà, chị Xuân Hương, chị Xuân Hồng (hình như là bạn gái rất thân của anh Phạm Ph?)..., cho nên khi trổ tài thi đua, cái con nhỏ như tôi chỉ phải làm việc lon ton, sai vặt, quan trọng là ngồi tại chỗ giữ lều, đừng để đối phương xâm nhập phá rối hậu phương, nhờ có một đội binh hùng hậu giỏi giang nên sau khi quí thầy cô... ăn thử các món ăn dự thi, lớp tôi mang về giải nhất, đã quá trời! Hình như lần đi trại đó của trường là lần đầu cũng là lần cuối tôi tham dự, (về sau tình hình an ninh bất ổn, không biết trường còn tổ chức nữa hay không.)
Ngày trại, ở lớp trên có một chị rất xinh và hát rất hay, tên Cúc, không biết bây giờ chị đang ở nơi mô, để nghe tôi nhắc lại chuyện ngày xa xưa đó, cái con nhỏ tôi chẳng khác nào như một “cán bộ giao liên”, cứ bị đẩy tới rồi kéo lui, một bên là thầy Bửu Đ. dạy vạn vật lớp Đệ Tam chơi ở lều lớp tôi, sai tôi chạy qua lều bên yêu cầu chị Cúc hát bài “Không bao giờ ngăn cách”, nhưng chị chẳng chịu chìu theo ý Thầy, chẳng biết vì sao, lại bảo tôi chạy về nói với Thầy là chị sẽ hát bài “Ngăn cách”. Bữa đó, con nhỏ tôi cứ ngăn cách với không bao giờ ngăn cách mà chạy bở hơi tai, riết rồi không thèm chạy nữa, ai muốn cách ngăn gì cứ cách cứ ngăn, để tụi tôi một lũ con nít chạy xuống gần bãi biển ngồi xem thầy Thơ (dạy Anh văn) và các anh lớp lớn rình... bắt ma! Vui đáo để!
Hình như đám nữ sinh trường Nguyễn Huệ ngày ấy sợ nhất là thầy Lê văn Gạch, hổng biết có phải vì thầy thuộc môn phái “Bạch Y” hay không, mà thầy rất kỵ mầu đen, hoặc, có thể vì có lý do thầm kín nào đó để Thầy ghét... quần đen một cách cực kỳ! Nhưng khổ nỗi có mấy chị mỗi tháng đều phải “đến hẹn lại ra”, rất ngại mặc quần trắng, sợ làm ô uế môi trường, hay nếu bất cẩn là hết đường ra khỏi lớp sau giờ học; ấy vậy mà Thầy không thông cảm, cứ thấy có cao thủ Hắc Y ở lớp nào là Thầy phát Hàng Yêu Phục Ma chưởng thẳng tay, có nhiều chị phải khóc và bỏ học ngày hôm đó. Cũng may hồi đó tôi chưa nhập vào môn phái “Hắc Y khậu” nên không có cơ hội được diện kiến với Thầy (hổng biết giờ này Thầy ở đâu, Bến Hải hay Cà Mau?)
Năm vào Đệ ngũ, lớp chúng tôi được Thầy Nguyễn Đình Quỹ cố vấn, và dạy môn Việt văn, cái môn học tôi dốt đặc cán mai, chưa bao giờ làm một bài luận bình giải cho ra hồn, ấy vậy mà tôi thường xuyên được Thầy giao nhiệm vụ... ôm một lô vở làm bài của lớp từ trường về nhà cho Thầy (nếu bây giờ sống lại thời ấy, Thầy có cho tôi tiền, tôi cũng chẳng làm đâu!) nhưng hồi đó, hình như người học trò nào được Thầy sai bảo, là một điều hãnh diện.
Thầy Quỹ cũng nổi tiếng... “đẹp giai”, Thầy còn có giọng hát rất hay, nhất là bài “Giấc mơ hồi hương” của nhạc sĩ Vũ Thành; Thầy còn biết dạy múa nữa (?), nên lớp tôi đóng góp văn nghệ cho những buổi liên hoan trường nhiều mục rất xôm trò, tôi cũng từng được Thầy đèo phía sau chiếc vê-lô sô-lếch, đến nhà quí chị lớn tuổi trong lớp để Thầy... xin hình lưu niệm (?) trước lúc nghỉ hè (Xin phép Cô Hiền cho học trò được nhắc chuyện xa lắc xa lơ, hồi Cô chưa đến). Vì thầy rất “qui củ” nên mấy nam sinh cứ gọi lén sau lưng thầy là “Cu Quỷ”
Thầy Nguyễn văn Ngọc dạy anh văn lớp tôi, nhưng không biết vì sao cái đám nữ sinh coi bộ... ít sợ Thầy, và hễ có bóng dáng Thầy xuất hiện thì im, nhưng khi Thầy vừa ra khỏi lớp là hét toáng lên “Minh Ngọc”. Thật ra thời gian đó có nam ca sĩ nổi tiếng tên Anh Ngọc, nhưng vì thấy Thầy để ý và thiên vị nàng Minh (tiệm Radio Hồng Châu), nên mấy chị bèn ghép tên hai người lại thành ra Minh Ngọc (xin Thầy ở bên kia suối vàng, nếu có đọc được những lời này đừng về phạt học trò xưa, tội nghiệp!)
Hình như lớp chúng tôi là năm cuối cùng phải thi lấy bằng trung học, mà đã có thi cử thì bắt buộc học trò phải đèn sách ngày đêm. Hồi đó có tin đồn chúng tôi gồm có tôi, chị Kim Loan, Cẩm Lưu, Trịnh thị Điểu, thỉnh thoảng có chị Hạnh (tiệm vải Hưng Thành, mà sau này là phu nhân của anh Trần Văn Nghĩa) sắp sửa... xuống tóc đi tu làm đệ tử của quí Sư cô đang tọa thiền tại mấy cái "Cốc-Am" trong núi Nhạn tháp.

Về sau mới biết có bạn nào đó thấy cả bọn cứ xế trưa là ôm vở leo lên triền núi phía Am của mấy Sư cô, bèn ngỡ rằng chúng tôi theo gõ mõ, tụng kinh. Trật lấc, bọn tôi vô núi để tìm chỗ thanh tịnh mà... học thi! Ở Tuy hòa mà không biết phía sau núi có một cái “trãng” lớn với những tảng đá phẳng lì, được che mát bởi mấy tàng cây cổ thụ, lại có gió hiu hiu từ dưới sông thổi lên, một nơi quá tuyệt vời, lý tuởng như vậy, thật là một thiếu sót lớn. Nhờ lánh xa trần thế vào chốn am thiền, hết lòng tu tập, rèn luyện võ công, nên kỳ thi Trung học năm đó cả bọn chúng tôi đều được bảng hổ đề danh! Mừng húm, khỏi bị ở lại lớp.
Thời gian trôi qua nhanh quá, thoắt một cái bừng mắt dậy thấy mí mắt cay xè, hai bên khóe mắt có nhiều vết nhăn của thời gian đọng lại. Từ những ngày xa xưa dù đã ngồi ở lớp đệ nhị, nhưng những giờ việt văn của Sư huynh Hùng (Hiệu trưởng Đặng Đức Tuấn), tôi vẫn được Thầy cho kẹo ăn dài dài, nói ra quí bạn cùng lớp ngày xưa chắc... tức dữ (nhất là anh bạn Thảo), nghĩ là Thầy có ý bên trọng bên khinh, nhưng tại hồi đó tôi ngồi ngay đầu bàn, lại là học trò giỏi của Thầy, nên Thầy lấy kẹo từ trong túi áo chùng đen bỏ lên bàn thưởng cho học trò, đơn giản vậy thôi! Còn giờ toán đại số của Thầy... Tám Toản nữa (xin lỗi thầy nhắc cho dễ nhớ), quớ chu choa quơi, chưa bao giờ mà cái đám con gái sợ Thầy đến như vậy, không gì xấu hổ cho bằng khi không làm được bài, bị Thầy bắt vén áo dài nằm dài trên cái bục gỗ trước mặt cả lớp học gồm nam lẫn nữ để... đét vào mông, đau thì ít nhưng chắc xấu hổ nhiều hơn, nhất là khi có mấy anh lớp khác... trực trường, vào lớp lấy giấy điểm danh hoặc đưa giấy tờ gì đó; may quá hồi đó tôi thuộc loại “chó ngáp phải ruồi” nên bài tập nào cũng được điểm cao, hú viá....

Nẫu đi đi mãi không về...”, dù có bạn trách móc nói gần nói xa, và dù muốn lắm nhưng từ khi chiến cuộc lan tràn, những người phía bên kia chẳng chịu để người dân sống yên ổn làm ăn, đêm đêm cứ lẻn về bắt dân đi đào đường, đắp mô, bọn con nít cũng bị bắt đi lên rừng làm giao liên, học quăng lựu đạn, nên ba má tôi không có can đảm ở lại nhà quê, bèn ban đêm gồng gánh chút tài sản dành dụm bấy lâu, kéo theo đàn con rời quê vào Nha Trang sinh sống, và rồi lần thứ hai tôi lại trốn xuống thuyền vượt biển ra khơi, tôi cũng phải hai lần... biệt xứ, như quí bạn Bắc kỳ di cư vậy thôi, uớc muốn một lần về thăm lại chốn xưa mà mãi đến ngoài bốn mươi năm mới có cơ hội, về để thấy lại một Tuy hoà hình như được lột xác (?), để thấy hòn núí Nhạn vẫn lẻ loi đứng lặng, ghé mắt dòm mặt nước dòng sông Ba lúc đầy lúc vơi, nhưng vẫn là người bạn chung thuỷ muôn đời, và người ta thì bu quanh chân núi đông nghẹt, muốn nhìn lại những con khỉ đỏ đít, vẫn thường đánh đu trên những cành cây cổ thụ, thỉnh thoảng phóng xuống nhà chúng tôi bưng mất... nồi cơm đang “dần” trên bếp, khi tìm được cái nồi, thì đã bị bẹp dúm tự bao giờ, nhưng đám khỉ chắc cũng đã... di cư hoặc vượt biên tìm tự do rồi. Về để thấy một bãi dương xưa hoang vu, lạnh lẽo, bây giờ nhà lầu san sát bên nhau, nhiều và nhiều cái mới, nhưng trường Nguyễn Huệ hình như chằng mấy đổi thay, chỉ thấy câu “Học, học nữa, học mãi” và bên dưới in đậm cái tên cụt ngủn, nặng nề, xa lạ: LÊ-NIN, mà không là Quang Trung Nguyễn Huệ hay Nguyễn Trãi, hoặc Lê thánh Tôn v...v..., được cố tình giăng ngang trước cổng, làm chùn “bước chân xiêu” của người học trò cũ năm nào!
May quá, từ lúc gặp được chị Trần Thị Tấm ở buổi hội ngộ Võ Tánh Nha trang tại Cali, mới được tin tức của cái Thanh, mừng làm sao khi nghe cô bạn nhỏ Bắc kỳ năm nào thao thao bất tuyệt về các chặng đường gian khổ đã đi qua, từ những ngày vui được “chàng” lái xe Zeep chạy chầm chậm chờ “em tan trường về, anh theo... Thanh về” đến lúc “rước” được em lên xe, và chính cá nhân tôi cũng được đi “ké” đôi lần, có khi với thầy Dương Đình Đống và bạn Hoàng trọng Nghĩa, từ năm chúng tôi học ở lớp đệ tam, ấy vậy mà bất chấp tình yêu thơ mộng ngày xưa, người ấy đã bình thản... cắt đứt dây chuông, cổi áo Polo để mặc áo cà sa để đọc kinh niệm Phật khi đến được xứ sở tự do này, khiến cái Thanh phải đơn lẻ một mình ngồi hát karaoke: Sao anh đành bỏ em? Nhưng dù gì cũng còn mấy người con và các cháu làm lẽ sống, có khi còn sống hùng sống mạnh là đằng khác! Mới đây cái Thanh nói rằng có nhiều người muốn được bù đắp lại nỗi thất tình ngày xưa, nhưng cô nàng quyết ở vậy nuôi con, trong đó có một anh chàng cùng lớp thố lộ là ngày xưa từng ăn cắp tiền của mẹ để mua kẹo nu ga tặng nàng, nhưng nàng đã vô tình lên xe “díp” làm vợ một sĩ quan Pháo Binh!

Và cũng nhờ người anh họ Phạm Hoàng, lập ra danh sách cựu học sinh Nguyễn Huệ xa quê, anh bạn già Phạm đức Hiền từ từ xuất hiện nhận diện đồng môn, tấm hình xưa tôi cất giữ từ năm học đệ ngũ 4 được chuyền qua các bạn: một Nguyễn Tịnh, giờ đã nên danh ở DC, một Trương minh Chính vẫn còn phong độ, một Nguyễn Quốc Khánh... giàu sụ ở Cali, hay một Nguyễn Xu vừa sang vùng đất hứa, một Trịnh Vũ Hoàng Mai đang ăn nên làm ra ở Norfork; còn Trịnh thị Điểu, chị Kim Loan, Minh... biết ở Mỹ nhưng khó bề liên lạc, chỉ có Thầy Qũy và cô Hiền là thương học trò quá đỗi, người ở lại quê nhà lại tặng quà cho kẻ từ Mỹ về thăm, làm học trò cảm động muốn khóc, khó mở miệng nói hết tình cảm trân quí đáp lại cho Thầy Cô. Và trân trọng nhất vẫn dành cho Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Đức Giang, giá mà ngày xưa muốn gặp được Thầy, hoặc ngồi đối diện trong phòng, chỉ khi nào... vi phạm kỷ luật nặng nề bị gọi lên văn phòng Thầy hiệu làm việc, sau khi Thầy Tổng giám thị trị không êm. Nhưng bây giờ, Thầy sang Houston, học trò xưa có thể chở Thầy đi ngao du sơn thủy, hân hạnh vô cùng...

Lê Thị Hoài Niệm “Tuổi trẻ sống cho tương lai, trung niên sống cho hiện tại và người già thường tìm về quá khứ” câu “danh ngôn” ấy được phán ra từ một nhà nghiên cứu nào đó mà lâu rồi tôi chẳng nhớ được tên, chắc chắn không phải là tôi, nhưng nó đang lởn vởn lờn vờn trong đời sống riêng tôi ở mỗi một ngày qua. Ngày xưa còn bé, ngồi chung dưới mái trường, hẳn là mỗi người đều có một ước mơ riêng cho ngày mai khôn lớn, nhưng đâu phải niềm mơ nỗi ước nào cũng thành hiện thực? Bây giờ, sau bao nhiêu năm xa cách, mái trường xưa còn đó nhưng người xưa đã lưu lạc tứ phương, xin một lần gợi nhớ, chân thành gửi đến quí Thầy, quí bạn với tất cả tấm lòng tri ân, quí mến. Dù bạn có ngồi cùng chung trong một lớp, hay lớp dưới lớp trên, chúng ta đều là những người học trò vang danh NGUYỄN HUỆ, vị anh hùng dân tộc bách chiến bách thắng, chúng ta há chẳng đã noi gương Người trong ngần ấy năm qua???

Thời gian còn lại bao lâu để chúng ta tìm kiếm cơ hội gặp lại nhau và tha hồ mừng vui, la hét réo gọi tên nhau như những ngày mới lớn?? Quớ chu cha quơi! ngày ấy chắc là vui hết biết!!!

Lê phan Tuyết 2007
(bút danh Lê thị hoài Niệm).

KỶ NIỆM ĐỜI TÔI

Hoàng Yến
Tôi theo gia đình từ Đà lạt xuống Tuy Hòa năm 11 tuổi. Đầu tiên học trường Nữ rồi sau đó thi đậu Đệ Thất và chính thức bước vào ngưỡng cửa trường trung học Nguyễn Huệ.
Ba tôi là công chức, được thuyên chuyển đến nhiều nhiệm sở khác nhau nhưng không ngờ Tuy Hòa lại là nơi gia đình cư ngụ lâu nhất, cũng tại nơi đây mẹ và hai em trai của tôi đã vĩnh viễn an nghỉ ngàn thu. Hiện tại chỉ còn người cha già trên 90 tuổi và người em trai út vẫn còn sinh sống dưới mái nhà xưa gần trường Nguyễn Huệ cũ.
Ba tôi rất yêu quí thành phố này, ông nói Tuy Hòa là nơi “đất lành chim đậu”, người dân chất phát hiền hòa và nhiều tình cảm, nên đã nhận nơi này làm quê hương thứ hai. Cũng chính vì nguyên do này mà ba tôi đã nhiều lần từ khước bảo lãnh sang Mỹ.Hoàng YếnThời gian này người thân quen thường gọi ba tôi là ông “cò” Tâm, vì ổng làm trong ngành Cảnh Sát, còn mấy cậu học trò không dám chọc ghẹo tôi vì thấy ông cò lúc nào cũng đeo khẩu súng kè kè bên hông. Nhưng có một lần tôi cũng hẹn hò với một nam sinh Trường Cường Để Quy Nhơn về thăm gia đình ở Tuy Hòa. Hai đứa hẹn gặp nhau tại rạp Diên Hồng, đi đến nhà thờ Tuy Hòa với ý định dẫn “bồ” của mình đến đường số 6, chỉ cho chàng xem trường học của tôi. Trong lúc đang đi bên nhau, thả hồn quên hết mọi việc thì bỗng nhiên một tiếng hét lớn như tiếng súng:
- “Bé!” (tên gọi ở nhà của tôi), mày không ở nhà học hành mà la cà ngoài đường? Tao sẽ nói với ba Hoàng Yếnmày cho một trận đòn bây giờ!”
Đó là lời cảnh cáo của chú Ngỗ, em ba tôi. Hai đứa hết hồn, đó cũng là lần hẹn hò đầu tiên và cuối cùng của tôi.
Mẹ tôi mở quán cơm trước ga xe lửa rất đông khách, tôi được dịp đạp xe tung tăng ngoài đường đi thu tiền hụi, tiền nợ và lấy hàng, nên chẳng mấy chốc thành phố Tuy Hòa nhỏ bé đã nằm thuộc lòng trong trí nhớ của tôi.
Tôi nhiều bạn lắm, họ đặt cho tôi biệt danh “Yến Tóc Vàng” có người còn tặng cho tôi biệt hiệu “Ái Liên”, vì không muốn gọi tôi…”Yến Lai”, mặc dù tôi không hề có giòng máu tây phương nào trong người, ngoại trừ mái tóc vàng hoe mà Phạm Đức Hiền gọi tôi là… Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn!
Những người bạn ngày xưa gần gũi tôi nhất có Bùi Thị Gái, Lê Thị Thanh Vân (ca sĩ của trường), Thân Thị Mai (“Mai Tóc Thề”), Đặng Thị Xuân mà thầy Ngọc tặng cho mỹ danh “Xuân Chanh Chua”, Bích Thủy (Thủy Miền Nam), Nguyễn Thị Tín… và đặc biệt là Hoàng Thanh Phước. Tôi đã được hân hạnh dự đám cưới của Thanh Phước – Duy Nhượng vào cuối năm 1963. Có lẽ đây là đám cưới đầu tiên của mối tình học trò trường Nguyễn Huệ thời chúng tôi lúc bấy giờ.
Phước sống với mẹ già, nhà ở trên đầu dốc, nằm sát chân núi Nhạn gần rạp Diên Hồng. Phước là con út nên được mẹ cưng chiều, bà cũng rất thương tôi, thường giữ tôi ở lại ăn cơm; bà người Huế nên nấu ăn rất ngon, vì vậy tôi cũng là “khách” thường xuyên của nhà Phước.
Nhắc đến Đặng Thị Xuân tôi không khỏi xúc động vì tôi thương Xuân nhiều nhất, nhà hai đứa ở cạnh nhau, cùng học chung một lớp nên chất đầy kỷ niệm. Tôi còn nhớ có một anh chàng trồng cây si cô nàng (cũng là chồng Xuân sau này), biết hai đứa mê đọc chuyện kiếm hiệp nên đã tìm mua “Cô Gái Đồ Long” đem tặng. Thế là hai đứa dành nhau đọc trước, nên chúng tôi đành phải tách đôi mỗi đứa một nửa, xem xong đổi cho nhau. Thời niên thiếu thật ngây ngô, khờ dại.
Tuổi thần tiên rồi cũng qua mau, năm 1964 tôi bỏ sách vở để theo chồng, một chàng “nhạc sĩ với cây đàn” vào Saigòn xây tổ uyên ương.
Từ một cô nữ sinh tuổi 17 bước vào ngưỡng cửa hôn nhân, bổn phận làm vợ làm mẹ với muôn vàn khó khăn, nan giải, nhưngHoàng Yến tôi luôn có anh bên cạnh khuyến khích, an ủi cảm thông. Cuộc đời cứ thế lặng lẽ trôi cho đến ngày nước mất nhà tan vào năm 1975.
Vì tương lai của 2 người con trai, tôi đã đành lòng để cho chồng mang hai khúc ruột của mình đi vượt biên, còn mình thì thui thủi ở lại quê nhà làm đủ mọi việc để sống qua ngày trong một căn lầu ở gần nhà thờ Vườn Soài; và nhờ ơn Trên, cuối cùng gia đình chúng tôi cũng được đoàn tụ tại Hoa Kỳ, và đang định cư ở thành phố Palm Coast, Florida.
Thời gian thấm thoát trôi nhanh, kỷ niệm nhạt nhòa chợt đến chợt đi, thấm thoát đã 46 năm dần qua. Nơi xứ lạ quê người tưởng rằng sẽ không bao giờ gặp lại thầy xưa bạn cũ nhưng may mắn thay những ngày tháng gần đây tôi đã liên lạc và gặp lại được rất nhiều… nhiều lắm, như thầy cô Lê Ngọc Thiều, thầy cô Nguyễn Khoa Đằng, Chị Lê Phan Tuyết (nhà văn Hoài Niệm), Thanh (mười tám gian), Lưu Phúc Phương, Nguyễn Thị Cúc, Đặng Thị Xuân, Đặng Đình Khuê, Nguyễn Văn Bửu, Cái Hùng Chi, Thúy Chương, Hà Văn Nết, Đặng Thị Quí (tiệm gỗ Đức Thịnh), Hoàng Ánh (Ty Thông Tin), Lương Lệ Huyền Chiêu, Trịnh Vũ Hoang Mai, Trần Đình Minh, Lan Anh, chị Chánh, chị Hạnh (em thầy Bình), chị Nguyễn Thị Hằng, Đức Hiền, Duy Nhượng, Thanh Phước và còn nhiều bạn khác nữa... kể không hết.
Được gặp lại thầy và bạn cũng là do “công ơn” của chị Hoài Niệm… Nhờ trao đổi văn học và nghệ thuật qua mạng lưới nghệ sĩ trên Internet mà chồng tôi (Lmst) đã biết được nhà thơ Hoài Niệm quê quán ở Phú Yên, nên anh đã hỏi thăm bại bè cũ của tôi, và biết được đại hội cựu học sinh Nguyễn Huệ Phú Yên toàn thế giới tổ chức tại Nam Cali vào mùa Hè năm 2009.
Ngay sau khi biết được tin tức của bạn bè, vào đầu năm nay tôi liền rủ cái Xuân tử Đức Quốc đến San Jose để xum họp với thầy cũ và bạn xưa.
Phải nói chuyến viếng thăm Thung Lũng Hoa Vàng đã làm cho tôi mất nhiều nước mắt nhất: vui vì được gặp lại những người thân yêu, buồn được biết có một số thầy cô và bạn bè đã qua đời.
Tôi rất cảm động khi được thầy cô và các bạn đón tiếp thật nồng hậu tại thành phố hiếu khách này, đặc biệt là tại nhà anh chị Nguyễn Dậm – Lưu Phúc Phương, chúng tôi ôm nhau, tay bắt mặt mừng, rưng rưng nước mắt; đặc biệt là tôi đã được ăn những món đặc sản của Tuy Hòa và San Jose mà ở Florida không có, nhất là món bánh bột lọc, bánh bèo, ăn hết….nghèo luôn.
Hai ngày sau chúng tôi gặp nhau tại nhà của anh chị Phạm Đức Hiền - Diễm Hoa, với khoảng 20 người tham dự, và cũng là lần đầu tiên tôi được gặp thầy cô, đồng môn đông nhất từ ngày qua Mỹ đến nay. Chủ nhà tặng cho tôi 4 câu thơ:

Bao nhiêu năm gặp lại
Nhìn em vẫn như xưa,
Tâm hồn như ngây dại
Và trái tim…đong đưa!

Làm mọi người ôm bụng cười nghiêng ngửa.

Vì thầy Thiều không được khỏe nên hôm sau tôi đã đến thăm thầy cô; gặp thầy, tôi lại một lần nữa nước mắt chảy như mưa…

Cuộc vui nào cũng chóng tàn, chúng tôi đành phải xa nhau, tôi về Florida, còn cái Xuân về Đức, lòng buồn vời vợi...
Nhân đây, tôi cũng xin chân thành cám ơn đến tất cả các anh chị trong ban tổ chức của hai miền Nam Bắc Cali đã thực hiện thành công rực rỡ đại hội tại thành phố Santa Ana ở miền nam California để quý thầy cô và cựu học sinh sống rải rác khắp bốn phương trời cùng quay về gặp gỡ, đoàn tụ dưới mái ấm đại gia đình.
Tôi cũng được anh Duy Nhượng gửi tặng DVD đại hội; chúng tôi xem đi xem lại và đã nghẹn ngào mỗi khi nhìn thấy hình ảnh quý thầy cô kính yêu của chúng ta nay tóc đã phai mầu, nhưng trên khuôn mặt rạng rỡ luôn nở nụ cười tươi, biểu lộ niềm hân hoan và mãn nguyện. Cầu xin ơn Trên ban nhiều phước lành đến quý thầy cô và các bạn của tôi.
Tôi đang đợi chờ từng ngày mong sớm đến ngày đại hội kỳ II vào năm 2011 tại San Jose, để được xum vầy với thầy cũ bạn xưa. Hoàng Yến tha thiết mong mỏi quý thầy cô và các bạn cố gắng tham dự để cho Hoàng Yến có cơ hội được gặp mặt dù chỉ một lần.

Florida, ngày 10 tháng 10 năm 2010
Hoàng Yến.