Chạy 61 Năm? Cũng như lần kỷ niệm 55 năm trước kia, có sự tranh cãi của các cựu học
sinh là kỷ niệm 55 (1955-2005) Năm hay 56 (1954-2005) Năm. Ý của phe chính quyền thắng. Họ
đưa ra quyết định ký ngày 20/6/1956 và chọn tên “Kỷ Niệm 55 Năm.” Nay gọi kỷ
niệm 60 Năm (1955-2015) chỉ là thông lệ, cái không đúng nói riết và nhiều người
nói thì thành cái đúng. Ngày nay ai cũng
nghĩ Trung Học Nguyễn Huệ ra đời từ niên khóa 1955-56, chẳng biết “cha sinh mẹ
đẻ” đã đẻ nó ra từ năm 1954. Một khía cạnh éo le trong lịch sử là cái không
đúng cứ nói mãi và được nhiều người nói thì sẽ là cái đúng như trường họp
Trường Chuyên Lương Văn Chánh là một trường chuyên cuối thập niên 1980s cứ nói
mãi là Trường Lương Văn Chánh(TLVC) thì thành TLVC có bề dày lịch sử tới 70
năm (1946-2016) tồn tại! Sự thực TLVC mở ra năm 1946 với các tên lớp gọi là Nhất
Niên, Nhị Niên, Tam Niên và Tứ Niên y chang như College de Qui Nhơn học theo
chương trình Hoàng Xuân Hãn tới năm cải tổ giáo dục 1950 thì chấm hết. Tiếp
theo là các trường cấp 2 có tên trường và địa điểm độc lập thuộc hệ 10 năm với
tên gọi Trường Cấp 2 Tuy Hòa, Cấp 2 Tuy An… với các lớp có tên khác hoắc là lớp
5, 6 và 7. Năm 1975 không có thầy cô nào ở phe bên kia dẫn học sinh về Tuy Hòa
tiếp quản 1 trường trung học để ngày nay có TLVC với bề dày 70 năm!
“Sĩ khí rụt rè gà
phải cáo, văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi.” (Cái Học Nhà Nho-Trần Tế Xương).
Trần Tế Xương than phiền sĩ khí thời 80 Năm chịu Đô Hộ Giặc Tây của ông. Sĩ khí
so không bằng “sĩ ký” thằng Bờm dân dã. “Thằng Bờm có cái quạt mo/Phú ông xin
đổi ba bò chín trâu/Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu…xâu cá mè, bè gỗ lim, chim đồi
mồi…đổi cục xôi Bờm cười.” Chịu đấm để được ăn xôi là kiểu đánh vào bản năng
sinh tồn để dễ sai khiến. Nhờ có “khí”, dân khí hay sĩ khí, mà con người chịu
đấm để được ăn xôi trong chừng mực nào đó mà thôi. Phần sĩ khí còn lại sẽ giúp
con người giữ được nhân tính. Chịu đổi cái quạt mo lấy cục xôi là thực dụng
trong cái chừng mực hợp với sự phải chăng nào đó. Đủ rồi. Không mơ đến bè gỗ
lim hay con chim đồi mồi. Tiền tài thế lực của phú ông đừng hòng dụ được thằng
Bờm có lòng trung thực, có óc thực tiễn. Tính trung thực giúp ta giữ lòng cho
được ngay thẳng. Quạt mo đáng giá bằng cục xôi là một sự thực, một cái chính
danh. Thằng Bờm dân dã mà cũng nhận ra và phân biệt được thực hư, nhận ra lời
nói láo không thực của kẻ có thế lực là phú ông nằm dụ thằng Bờm.
Trở lại chuyện sĩ khí. Sĩ khí giúp thăng tiến
con người lên tầm mức “Dân sinh dũng” cao hơn mức thằng Bờm “Dân sinh yếu”. Năm
1945-46 nhạc sĩ Hùng Lân(HL) viết: “Dân sinh yếu nhược lôi theo mối nhục vong
quốc. /Dân sinh dũng cường đưa ta tới đài vinh quốc. /Mau gây lấy
phong trào khỏe khắp nơi xa gần. /Cho dân trí phương cường và hưng
phấn. /Nghìn đời không mờ ánh Duy Tân”. Tôi đồng ý với nhạc sĩ Cao Đắc
Tuấn là HL mượn phong trào tập thể dục để cơ thể được tráng kiện dóng lời kêu
gọi “khỏe” cái trí khí như Phong Tào Duy Tân chủ trương để phục hưng xứ sở như
Nhật như Tây (Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh). Sau 70 năm VN lẻo đẻo
đi sau Nam Hàn, Thái Lan, Singapore, chỉ bằng Campuchia, Lào, Myamar (Asean 4)
có lẽ do sĩ khí ngày nay yếu kém lôi kéo yếu kém dân trí chăng? Mẹ cha hay
người trên cứ thích dùng uy để cư xử thì con cái người dưới phải sợ thôi. Thế
hệ này kế thừa thế hệ kế tiếp cái sợ triền miên thì làm gì có “Dân sinh dũng.”
Sự thật cái quạt mo đáng giá cục xôi, một sự hiển nhiên như vậy mà không dám
nhận, thua thằng Bờm, thì làm gì có cái dũng khí như người Nhật.
Chuyện ở đất Tuy
Hòa. Giáo viên mà không dám nhận 1 sự thực thì làm sao dạy học sinh của mình
tri thức theo kiểu khoa học được. Làm sao phát huy tính khách quan của khoa học
cho học trò của mình được. Chỉ có mỗi một cái chuyện Trung Học Nguyễn Huệ ở Phú
Thứ sinh ra tại cái nôi của đảng Đại Việt ở Phú Yên năm 1954 và người đặt tên
“Nguyễn Huệ” cho trường có liên quan đến đảng này mà Trung Học Nguyễn Huệ Phú
Thứ bị tử vong không có hậu. Trung Học Nguyễn Huệ Tuy Hòa là một thực thể mới
tinh. Kỷ niệm 55 Năm thay vì 56 Năm. Trung Học Nguyễn Huệ Phú Thứ là 1 thực thể
có thật, sinh ra toàn vẹn với đầy đủ chân tay, chẳng đui mù sứt mẻ, sống đầy đủ
1 niên khóa và họp pháp(có đóng con dấu QGVN). Năm 1955 dời về Tuy Hòa, cũng
trong thời QGVN(trước 23-10-1955) với đầy đủ bầu đoàn thê tử cả thầy lẫn trò,
lẫn giấy tờ Thông Tín Bạ. Năm đó mới làm “giấy khai sinh” đóng dấu VNCH. Có đứa
con bình thường nào mà khi khai sinh ở địa chỉ mới mà quên nguyên quán và cha
mẹ đẻ của mình? Đạo đức làm người ở đâu. Người chẳng ra gì mới “thấy người ta
sang, bắt quàng làm họ.” Thằng Bờm mà cũng giữ được lòng ngay thẳng, không chối
bỏ một sự thật là cái quạt mo đáng giá cục xôi, không bị phú ông lấy bè gỗ lim
bắt quàng nịnh theo phú ông cho sang.
Lấy nghị định số
463-GD/NĐ ký ngày 20/6/1956 để khai sinh Trung Học Nguyễn Huệ niên
khóa 1955-56 thì không họp pháp. Đây không phải nghị định thành lập trường mà
là nghị định xác nhận tên trường. Tên này đã đặt vào niên khóa 1954-55 tại Phú
Thứ: Trung Học Nguyễn Huệ Phú Thứ. Điều thứ nhất NĐ nói trên viết: “Để họp thức
hóa, các trường trung học thiết lập từ niên khóa 1955-56 tại Huế(Thành nội),
Quảng Ngãi(tĩnh lị), Bồng Sơn(Bình Định), Tuy hòa(Phú Yên) nay được mệnh danh
như sau: trường Trung Học Hàm Nghi, TH Trần Quốc Tuấn, TH Tăng Bạt Hổ và TH
Nguyễn Huệ.” Nếu căn cứ máy móc vào cụm từ “Để họp thức hóa”, gọi là khai sinh,
của NĐ này thì phải kỷ niệm 54 năm thay vì 55 như trước đây đã làm vì ngày ký
NĐ vào mùa Hè năm 1956. Niên khóa 1955-56 sắp mãn khóa niên khóa thứ 2 kể từ
ngày nó ra đời tại Phú Thứ! Hiệu trưởng Đinh Thành Bài còn ký tên vào Đệ Nhị
Bán Niên niên khóa 1955-56. Niên khóa thứ ba 1956-57 Vũ Trí Phú mới làm hiệu
trưởng. Trung Học Nguyễn Huệ Phú Thứ lớn lên được 2 tuổi cùng vị hiệu trưởng
đầu tiên của nó, một tuổi thiết lập tại Phú Thứ và một tuổi “thiết lập” tại Tuy
Hòa như NĐ trên viết. Các văn bản pháp qui thường viết “Có hiệu lực kể từ ngày
ký” là để tôn trọng sự hiện diện thực thể có trước đó.
Người dân Phú Yên
hiếu học. Vì “nhạy cảm” chính trị nên người làm giáo dục ở PY sau 1975 dấu nhẹm
lịch sử giáo dục đoạn 1954-1955. Hậu sinh cứ ngỡ đến niên khóa 1955-56, khi “Bốn
phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng”ở VN, đàn anh của họ mới chịu lục tục đi
học. Sự thực không phải như vậy. Sự học của dân chúng ở Phú Yên tiếp tục bình
thường dù ở dưới chính thể nào.
Hiệp Định Geneve
về Đông Dương được ký kết ngày 20-7-1954. Chính quyền VNDCCH và quân đội của họ tại
Phú Yên tập kết ra Bình Định để về Bắc. Các trường cấp 2 thuộc trung học hệ 10
năm(Lớp 5, 6, 7) trong tĩnh tan hàng. Một số học sinh tốt được tập kết theo
thầy của họ ra Bắc bỏ lại số kia chạy loạn xạ như vịt lạc đàn không biết vào
lớp nào của hệ trường trung học hệ 12 năm(Thất, Lục, Ngũ, Tứ, Tam, Nhị và Nhất)
dài hơi hơn, cởi mở tiếp cận với chương trình người Pháp hơn, có môn tiếng Anh,
tiếng Pháp của Quốc Gia Việt Nam(có từ năm 1949). Các học sinh cấp 2 lớp 5, 6
và 7 không biết vào lớp nào trong số Thất, Lục, Ngũ, Tứ cho phải. Học sinh lớp 6
kẻ vào lớp Đệ Lục(tương đương về năm tháng), người không dám nên xuống học lớp
Đệ Thất(đầu cấp), kẻ nhảy lên vào Đệ Tứ là lớp hết cấp với ý nghĩ là tương
đương lên lớp 7 là lớp hết cấp phía bên kia. Kết quả là 2 liên lớp Thất, Lục
Trung Học Nguyễn Huệ Phú Thứ gồm đủ thành phần học sinh lớp 5, lớp 6 lộn xộn.
Tính học sinh không đồng nhất tới niên khóa 1955-56 khi trường dời về thị xã
Tuy Hòa vẫn còn như thế. Cùng bực lớp cấp 2, người vào lớp này, người khác xọ
vào lớp trên, kẻ xuống lớp dưới. Do đó Ngô Liên Phương(NLP) mới phát biểu hôm
Kỷ Niệm 60 Năm ở trường Nguyễn Huệ Cũ như sau. Tôi là học sinh lớp Đệ Ngũ niên
khóa 1955-56 Trung Học nguyễn Huệ Tuy Hòa, nhưng tôi không là lớp đàn em của
Trung Học Nguyễn Huệ. Ông nói “chỗ này có chút dính dấp chính trị. Thôi không
nên nói nữa”. NLP phát biểu tiếp. Lớp đệ Tứ niên khóa 1955-65 Trung Học Nguyễn
Huệ Tuy hòa chỉ là lớp lớn hơn, không phải là lớp tiền bối Trung Học Nguyễn
Huệ. Học sinh người PY học lớp Đệ Tứ niên khóa 1955-56 hoặc ở “ngoài” xọ vô học
lớp chót, lớp hết cấp(tức lớp 6 lên lớp 7) thay vì vào lớp Đệ Ngũ như NLP từ Đệ
Lục Trung Học Phú Thứ đi lên. Dù có trải qua kỳ thi tuyển nhưng cũng chỉ một
thứ tự liệu sức mà vào. Họ nhập môn Trung Học Nguyễn Huệ sau 1 năm lận, không
đàn anh đàn em chi hết! Lớp Đệ Lục Trung Học Nguyễn Huệ Phú Thứ vẫn là Cựu Học
Sinh NH Tiền Bối.
Bậc tiểu học cũng
được mở ra ngay niên khóa 1954-55. Một trường Tiểu Học được mở ra gần trại tiếp
cư ở phía TâyBắc chợ TuyHòa(chợ Trung Tâm). Một trường mở ra ở Phú Ân, xã Hòa
Thắng. Lớp Nhất có môn tiếng Pháp nên trường Tiểu Học tới niên khóa 1955-56 mới
mở lớp Nhất. Niên khóa 1954-55 chỉ mở tới lớp Nhì mà thôi.
Cựu Học Sinh NH
niên khóa 1955-1956 họp lớp ngày 8-8-2015. Tôi may mắn được tham gia quay phim chụp
hình. Ghi lại vài chi tiết. Địa điểm họp lần này là trường Cơ Sở Hùng Vương,
trường Nguyễn Huệ cũ. Tôi đến đây rất mừng thấy lại ngôi trường cũ và thầm biết
ơn kẻ khuất mặt xui khiến nhà cầm quyền không phá dãy phía Tây để xây lầu mới.
Nét xưa cũ vẫn còn, nhất là nhìn từ phía 2 đầu. Nhìn chính diện thì thấy hơi
khác 1 chút: trần hành lang trước mặt là 1 bancon đúc bụ bẫm che khuất mái
ngói. Tôi đếm được 7 phòng. Hai phòng đầu phía Bắc dùng làm hội trường. 7 phòng
này rộng đủ tiêu chuẩn là phòng học khác với dãy phía Đông trước kia hình như
gồm 3 phòng hẹp và ngắn chũn. Một dùng làm văn phòng. Dãy phía Nam trước kia là
Trường Nữ Tiểu Học. Tôi có ý muốn chính quyền nên giữ nguyên trạng dãy phía Tây
này để cựu học sinh Trung Học Nguyễn Huệ nào có tấm lòng yêu mến trường cũ có
dịp “hành hương” về thăm ngắm lại “dung nhan” của nó.
Số anh chị em tham
gia tuy ít nhưng cũng đủ ấm cúng của 1 buổi họp bạn. Có 1 số cựu học sinh không
tham gia vì nhiều lý do trong đó có thể là lý do Kỷ niệm 60 thay vì 61 năm và
sự phân biệt Nguyễn Huệ Phú Thứ và Nguyễn Huệ Tuy Hòa niên khóa 1955-1956.
Cũng thủ tục như
các cuộc họp bạn khác. Cũng tập trung hỏi hang, chụp hình. Vào hội trường thì
cũng phát biểu cảm tưởng khách và chủ, ra sân dùng cơm trưa và tán gẫu. Khách
mời có cựu bí thư Nguyễn Thành Quang, hiệu trưởng Trường Nguyễn Huệ và Hiệu
Trưởng trường chủ nhà. Đại diện các lớp Thất, Lục, Ngũ, Tứ phát biểu và cá nhân
phát biểu.
Các liên lớp niên
khóa 1955-1956: Con số lớp thì không rõ. Không biết niên khóa này có mấy lớp
Thất, Lục, Ngũ, Tứ. Ngoài con em công chức thời đó được chuyển trường đến đây
các học sinh bản địa có nhiều nguồn gốc. Gốc Trung Học Nguyễn Huệ Phú Thứ từ Đệ
Thất lên Đệ Lục, từ Đệ Lục lên Đệ Ngũ. Mới đây tôi tìm được văn bản “Tiểu Học
Văn Bằng” ghi rõ khóa ngày 23-6-1955, ký ngày 15-12-1956, đóng dấu VNCH. Như
vậy lớp Đệ Thất niên khóa 1955-56 chính thức bài bản có bằng Tiểu Học mới được
thi vào Đệ Thất, khác với Đệ Thất Trung Học Phú Thứ là học sinh lớp 5 hay lớp 6
liệu liệu mà nhập môn vào lớp Đệ Thất hay Đệ Lục. Ngoài ra còn có các học sinh
bản địa hoặc vì bịnh đau, khó khăn tài chánh, hay chờ 2 năm có Tổng Tuyển Cử
không tham gia niên khóa 1954-55 Trung Học Nguyễn Huệ Phú Thứ nay lai rai vào
các lớp, nhất là lớp Đệ Tứ.
Cựu học sinh
Trường Nguyễn Huệ gin và lô. Đó là câu nói đùa của Lê Kim Hùng nhưng phản ảnh
đúng tình hình học sinh trường công buổi bình minh VNCH. Tới khoảng năm 1960,
VNCH mới hoàn chỉnh bộ máy, tức trưởng thành. Lúc bấy giờ nền Đại Học được chuyển
ngữ tiếng Pháp sang tiếng Việt, giáo sư Việt thay giáo sư Pháp về nước. Trường
Võ Bị Đà Lạt, Hải Quân-Không Quân ở Nha Trang được mở ra và Trường Quốc Gia
Hành Chánh ở Sài Gòn cũng xuất hiện. Trường Trung Học Nguyễn Huệ Tuy Hòa PY
hoàn chỉnh đủ 12 lớp từ Đệ Thất tới Đệ Nhất. Thi vào lớp Đệ Thất niên khóa 1957-1958
thì ra trường lớp Đệ Nhất niên khóa 1963-1964(lớp của Phan Long Côn, Bùi Ngọc
Sơn, Phan Thanh Đạm, Cao Quang Đức.) Năm 1963 là năm VNCH Đệ Nhất bị lật đổ. Ai
học ở trường Nguyễn Huệ tuột luốt 12 năm như thế gọi là gin. Cựu sinh gin bắt
đầu từ đó. Niên khóa 1960-61 lớp Đệ Tam mở ra đầu tiên. Vậy học sinh ra trường
niên khóa 1958-59(Đệ Tứ) là năm hết cấp. Học sinh phải ra Qui Nhơn vào trường
Cường Để hay vào Nha Trang vô trường Võ Tánh. Học sinh Nguyễn Huệ hết cấp phải
sang ngang như thế là cựu học sinh không gin. Niên khóa 1963-64 mở lớp Đệ Nhất
đầu tiên nên học sinh ra trường niên khóa 1961-1962(Đệ Nhị) cũng không gin.
Trong quá trình
phát triển trường công thường thiếu học sinh. Học sinh trường tư giỏi ở bên
ngoài được tuyển vào. Cựu học sinh Nguyễn Huệ như vậy cũng không gin. Học sinh
từ trường công khác chuyển tới cũng không gin nốt. Niên Khóa 1972-73 các tường
tư mở ra lớp Đệ Nhất. Kể từ đây chấm dứt cựu học sinh NH không gin do từ trường
tư vào trường NH.
Cựu học sinh
Trường Nguyễn Huệ Tiền Bối. Gồm cựu học sinh(CHS) Trung Học Phú Thứ và cựu học
sinh Trung Học Nguyễn Huệ Tuy Hòa niên khóa đầu tiên 1955-56. Về CHS lớp Đệ Tứ đầu tiên được Nguyễn Đình Chúc viết chi tiết. Sau
đây là CHS liên lớp Đệ Lục niên khóa 1955-56. CHS nào được chú thích “Đ.Thất”
thì có nguồn gốc ở Phú Thứ của liên lớp Đệ Lục này.
Võ Minh học lớp Đệ
Lục niên khóa 1955-56 Trung Học Nguyễn Huệ Tuy Hòa nhớ đã làm 1 bài thơ bao gồm
tên các bạn cùng lớp với anh ấy: “Giám Hoàng Nghi Lễ Cầu Tiêu/Giáo Đăng Thiềm
Đệ Lộc Bằng Chẩm Tu/Ngọc Hương Minh Diệp Mai Hà/Nhung Lân Hiệp Hạnh Châu An Lê
Hùng/Trọng Phương Minh Xuyến Ân Thành/ Yêm Thăng Trị Đãm Bổ Hy Ai Bằng/ Lan
Luân Hồng Mão Kỷ Tân… ”
Chú Thích: Võ Minh
chú giải thân thế các bạn của anh ấy như sau:
Giám: Phạm Hữu
Giám, cháu ruột của Phạm Hữu Sen. Hiện ở quận Tân Phú Saigon.
Hoàng: Nguyễn
Hoàng.
Nghi: Nguyễn Văn
Nghi, em ruột nguyễn Nghĩa. Hiện ở Phường 2 Tuy Hòa.
Lễ: Nguyễn Lễ,
người Hòa Tân, chồng Nguyễn Thị Thanh Lê.
Cầu: Phạm Xuân
Cầu, ĐHSP Huế, dạy trường Nguyễn Huệ, hiện ở USA.
Tiêu: Lê Đình
Tiêu, em ruột Lê Đình Tân. Hiện ở Nha Trang.
Giáo: Trần Văn
Giáo, đi diện HO ở USA.
Đăng(Đ.Thất): Nguyễn
Đình Đăng, em Nguyễn Thảng, người Hòa Xuân, ĐHSP Sg trước kia dạy ở Rạch Gía.
Thiềm: Đào Tấn
Thiềm, người Mỹ Thành Hòa Thằng.
Đệ(Đ.Thất): Nguyễn
Đệ
Lộc: Võ Hữu Lộc.
Bằng(Đ.Thất)Nguyễn
Bằng
Chẩm: Nguyễn Chẩm
Tu: Đào Tấn Tu
Ngọc:
Hương(Đ.Thất) Lê Thị Hoài Hương, vợ Hoàng Diêu ở Úc.
Minh: Võ Minh hiện ở phường 2 Tuy Hòa
Diệp(Đ.Thất) Hà thị Ngọc Diệp, người Hòa Phong.
Mai: Phan Thị Ngọc mai, bà BS Lê kính ở Saigon
Hà(Đ.Thất) Trần Thị Bích Hà.
Nhung(Đ.Thất) Cao thị Cẩm Nhung, em Cao Sĩ Liễu, USA.
Lân: Bạch Ngọc Lân ở phường 3 Tuy Hòa.
Hiệp(Đ.Thất) Đinh Văn Hiệp, người Hòa Xuân Tuy Hòa.
Hạnh: Đào Tấn Hạnh
Châu: Nguyễn Hoài Châu, người Sông Câu đi diện HO ở USA.
An: Nguyễn Thị An,
bắc di cư
Lê: Đoàn Lê
Hùng: Nguyễn Hùng,
bắc di cư hiện ở Nha Trang.
Trọng: Bùi Xuân
Trọng ở Hòa Quang Tuy Hòa.
Phương: Lê Thị
Hoài Phương, bắc di cư
Vinh: Võ Văn Vinh,
người Huế.
Xuyến: Nguyễn thị
Kim Xuyến, người Nha Trang.
Ân(Đ.Thất): Lê Thị
Hoài Ân
Thành: Lê Long
Thành, người Hòa Thắng.
Yêm(Đ.Thất):
Nguyễn Trọng Yêm, người Xuân Sơn Đồng Xuân.
Thăng: Huỳnh Sĩ
Thăng, học được nửa năm rồi nghỉ, ở phường 1 Tuy hòa.
Trị: Nguyễn Ngọc
Trị, đi diện HO ở USA.
Đãm: Vương Tấn
Đãm.
Bổ(Đ.Thất): Phan
Bổ, người Hòa Mỹ, ĐHSP Sg dạy tại trường Nguyễn Huệ. Phan Bổ còn giữ Thông Tín
Bạ đầy đủ từ thời QGVN đến VNCH.
Hy: Nguyễn Phùng
Hy, ở phường 1 Tuy Hòa.
Ai(Đệ Thất):
Nguyễn Trọng Ai
Lan:
Luân: Nguyễn Trọng
Luân.
Hồng: Nguyễn Văn
Hồng
Mão: Phạm Mão.
Kỷ: Nnguyễn Khắc
Kỷ, người Tuy An.
Thông(Đ.Thất):
Huỳnh Tấn Thông.
Mấn: Đào Thị Mấn,
người Hòa Thắng
Thiều: Nguyễn Công
Thiều
Hạng: L(Đ.Thất):
Lê Cao hạng, người Hòa Đa.
Trấp: Lương Công
Trấp, anh Lương Công Đoan.
Tân(Đ.Thất): Lê
Đình Tân, anh ruột Lê Đình Tiến.
Võ Minh kể thêm 1
số bạn khác lớp nhưng đồng khóa Đệ Lục:
Lữ Đức Hựu, Võ Hữu Sang, Phạm Ngọc Kha, Nguyễn Văn Tùy, Trần Thị Mỹ
Khảm, Hồ Thị Thuận, Hồ Mỹ Cảnh, Trịnh Quang Hải(Đ.Thất Phú Thứ), Nguyễn Thị
Bình.
Lớp Đệ Ngũ niên
khóa 1955-56. Nguyễn Đình Chúc kể có các cựu học sinh như sau: “Trương Bồ,
Nguyễn Hoài Châu, Nguyễn Chung, Phan Tấn Dự, Nguyễn Đình Đăng, Huỳnh Hữu, Phạm
Ngọc Kha, Lương Văn Kiệt, Nguyễn Đức Minh, Huỳnh Văn Nhị, Huỳnh Công Nhân,
Huỳnh Tấn Nhân, Nguyễn Đình Luân, Trịnh Quỹ, Lê Chí Thạnh, Nguyễn Ngọc Thành,
Nguyễn Thiều, Huỳnh Tấn Trích, Phạm Tới, Nguyễn Văn Tùy.” Như vậy có sự trùng
tên ở 2 lời kể. Thật khó xác định thành phần các cựu học sinh buổi giao thời.
Nguyễn Đức Minh tốt nghiệp ĐHSP Sg ra dạy ở Đồng Tháp rồi về trường Nguyễn Huệ.
Ngô Liên Phương tốt nghiệp ĐHSP Huế thì học lớp Đệ Ngũ 1955-56.
Mùa Lễ Hội Kỷ Niệm
Trường Nguyễn Huệ
60 Năm
HBC. (Huỳnh Bá Củng)
Rà chuột vào vào
nội dung sẽ thấy link liên kết hay click chuột vào đây:
No comments:
Post a Comment