Thế rồi lịch sử sang trang trôi nổi theo vận nước. Gần nửa đời người thì vèo một cái tôi đã bay đi thật nhanh, thật xa qua nửa vòng trái đất định cư nơi miền Đông Bắc Hoa kỳ này. Ngẫm nghĩ lại thấy như giấc mơ, mới đây thôi đâu có xa xôi gì. Những nơi tôi đã đi qua đều ghi lại trong tôi bao nhiêu kỷ niệm khó quên, buồn vui xen kẽ đầy ấp.
Tôi nhớ khoảng năm 1955, hay năm 1956 thì Ba đổi ra Tuy Hòa làm việc ở Tòa tỉnh Phú Yên, lúc đó thì tôi đang học ở trường Nữ tiểu học Nha Trang. Nhưng cũng từ đó Tuy Hòa là ga đến và đi thường xuyên của anh chị em chúng tôi. Thỉnh thoảng cuối tuần, hay những ngày lễ, những ngày hè, Ba thường dẫn tôi ra Tuy Hòa chơi, trên những toa tàu lửa chạy bằng than đá. Từ Nha Trang ra Tuy Hòa bằng xe lửa phải chui qua bốn cái hầm của bốn cái đèo, đó là đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì, đèo Cổ Mã và Đèo Cả. Chỉ có hầm đèo Cả là dài nhất, mỗi khi xe chui vô hầm tối mịt tàn than đá cháy đỏ bay theo chiều gió như pháo bông, tụi nhỏ chúng tôi thường hò hét thật to, một đám la “dâm hồ”.. đám kia la lên “dô hầm”.. dâm hồ.. dô hầm.. cứ thế mà thi nhau hò hét cho đến khi xe chui ra khỏi hầm.. cả bọn đều vỗ tay khoái chí, vui quá.
Qua khỏi hầm đèo Cả thì đến Hảo Sơn thuộc địa phận của tỉnh Phú yên, xe lửa chạy cà rịch cà tang ngừng nhiều ga nhỏ sau cùng thì đến ga Đông Tác, chuẩn bị qua cầu Đà Rằng để đến ga Tuy Hòa. Theo tôi nghĩ đây là cây cầu sắt dài nhất miền trung bắt ngang qua sông Đà Rằng (còn gọi là sông Ba). Đặc biệt cầu này dùng cho cả xe hơi, và xe lửa, nhưng xe lửa ưu tiên. Lúc xe lửa đến thì tất cả xe cộ hai đầu cầu đều ngừng, chờ xe lửa chạy qua xong xuôi thì xe cộ mới được chạy…
Xe chạy qua cầu sắt, tiếng xe rì rầm lắc lư, nhịp nhàng thỉnh thoảng tiếng còi tàu hụ vang, báo hiệu sắp đến ga Tuy Hòa, khói tàu, bay theo gió uốn lượn như dãi lụa màu khói lam, những lúc ấy tôi vô cùng vui vẻ thò đầu ra ngoài cửa sổ xe, ngắm nhìn trời mây non nước hít thở mạnh luồng gió mát rượi thổi lên từ dòng sông chảy lững lờ ( chỉ là những lúc mưa thuận gió hòa thôi, khi mùa mưa đến, mùa nước lũ thật đáng sợ, nước chảy mạnh, rất nguy hiểm). Gió mát quá, cảnh thật đẹp, từ xa tôi đã nhìn thấy Tháp Nhạn nằm trên đỉnh núi Nhạn, in hình trên sông Đà Rằng, xa hơn nữa là núi Chóp Chài hướng về phía Tây Bắc, đẹp và hung vĩ quá. Ai đến Tuy Hòa đều được ngắm cảnh đẹp thiên nhiên trời ban cho vùng đất trù phú này thật chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi vùng đất này được mang tên là “Phú Yên - Tuy Hòa”.
Tôi nghĩ biết bao thi nhân tốn biết bao giấy mực để diễn tả những cảnh đẹp, thật thơ mộng này. Nhưng với con bé nhóc con ham chơi, ham ăn lúc ấy chỉ biết là cảnh đẹp thiệt, nhưng cái mà con bé tôi háo hức và thích nhất là xuống ga Tuy Hòa để được Ba mua cho một dĩa cơm sườn nướng với miếng chả trứng, hoặc một dĩa cơm trắng với một đùi gà mềm óng mỡ vàng thêm một con tôm nướng thật to đỏ au kèm theo rau sống nước mắm gừng, thật là ngon, bụng đang đói, món ăn lại ngon, là món ưa thích, tôi từ từ mà ăn không như thằng em con Cô Sáu “Huỳnh Vân”, chớp mắt đã ăn hết, cứ nhìn dĩa cơm của tôi chằm chặp mà hối ăn lẹ lên, mau về nhà, Cậu Bốn chờ kia…Phải nói là cơm dĩa Tuy Hòa nổi tiếng vừa ngon vừa rẻ.
Cái háo hức thứ hai là “kẹo ú”, ôi những cục kẹo to bằng đầu ngón tay cái thật ngon, ngọt và tôi tha hồ ăn, rất rẻ tôi còn nhớ chỉ năm cắc bạc là mua được 50 cục kẹo ú, vừa ngọt vừa mềm, được người bán thành thạo xoay tờ giấy thành hình cái phểu và những cục kẹo ú nằm gọn vào trong đó, ngon ơi là ngon (con nít đứa nào cũng khoái ăn ngọt, trong đó tôi là số một cho nên bây giờ răng cỏ đều theo mấy cục kẹo mà đi, bỏ tôi ở lại, tôi trở thành “hăng rết “ ). Những viên kẹo ú to bằng đầu ngón tay cái được làm bằng đường họ đánh kẹo lại xong rồi tẩm bột áo và cắt thành từng cục nhỏ rồi đem bán thật là đơn giản. Ngoài kẹo ú còn có kẹo đậu phụng, kẹo dừa cao cấp hơn. Họ dùng đường đen thắng hơi keo, dẻo được phết trên một cái bánh tráng hơi dày, đậu phụng rang vàng thơm dòn (hoặc cơm dừa xắt lát mỏng được trụng chín, ngào sơ với chút đường), được rãi đều lên bề mặt bánh tráng, sau đó được cắt ra thành mấy miếng nhỏ hình tam giác cứ mỗi miếng giá một đồng hay năm cắc tùy theo buổi chợ, đông hay ế khách, tuổi thơ có những khờ khạo, nhưng cũng có cái khôn vặt, tôi thường để dành tiền và chờ buổi chợ tan để mua kẹo hạ giá một đồng hai miếng kẹo đậu phụng và kẹo dừa ngon hết ý luôn.
Sẽ có người thắc mắc “ Ủa con bé này bộ suốt ngày nó ngồi ở chợ chờ mua kẹo hạ giá sao ta?” Xin thưa “ đúng y chang, con bé ở suốt ngày trong chợ, bởi vì Ba tôi đã thuê nhà nằm ngay trong khu chợ cũ ở gần đường Phan đình Phùng, những nhà chung quanh đều buôn bán ở giữa là những sạp gỗ lớn nhỏ đủ cỡ bán đủ thứ mặt hàng, tôi còn nhớ bên phải nhà tôi là tiệm bán chén dĩa, nồi niêu ly tách của một người khách trú, có thằng con trai cỡ tuổi tôi, nhưng mập ú trắng trẻo, tròn quay, mấy thằng em cô cậu thường hay chọc ghẹo, nhưng nó hiền khô, bên trái là tiệm bán chạp phô, còn nhà Ba thuê, thường đóng cửa không buôn bán vì Ba là công chức, Ba chỉ cho Bà Hai gốc người Tuy hòa bày bán rau củ cây trái trước nhà thôi. Bà Hai rất hiền và vui tính thường cho tụi tôi tiền lẽ làm quà, để trả công tôi trông chừng hàng cho Bà mỗi khi có việc cần phải đi, do đó lúc nào trong túi tôi cũng rủng rỉnh vài đồng bạc cắc tha hồ mà ăn hàng.
Xem tiếp kỳ 2
Phan Kiều Oanh
Tôi nhớ khoảng năm 1955, hay năm 1956 thì Ba đổi ra Tuy Hòa làm việc ở Tòa tỉnh Phú Yên, lúc đó thì tôi đang học ở trường Nữ tiểu học Nha Trang. Nhưng cũng từ đó Tuy Hòa là ga đến và đi thường xuyên của anh chị em chúng tôi. Thỉnh thoảng cuối tuần, hay những ngày lễ, những ngày hè, Ba thường dẫn tôi ra Tuy Hòa chơi, trên những toa tàu lửa chạy bằng than đá. Từ Nha Trang ra Tuy Hòa bằng xe lửa phải chui qua bốn cái hầm của bốn cái đèo, đó là đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì, đèo Cổ Mã và Đèo Cả. Chỉ có hầm đèo Cả là dài nhất, mỗi khi xe chui vô hầm tối mịt tàn than đá cháy đỏ bay theo chiều gió như pháo bông, tụi nhỏ chúng tôi thường hò hét thật to, một đám la “dâm hồ”.. đám kia la lên “dô hầm”.. dâm hồ.. dô hầm.. cứ thế mà thi nhau hò hét cho đến khi xe chui ra khỏi hầm.. cả bọn đều vỗ tay khoái chí, vui quá.
Qua khỏi hầm đèo Cả thì đến Hảo Sơn thuộc địa phận của tỉnh Phú yên, xe lửa chạy cà rịch cà tang ngừng nhiều ga nhỏ sau cùng thì đến ga Đông Tác, chuẩn bị qua cầu Đà Rằng để đến ga Tuy Hòa. Theo tôi nghĩ đây là cây cầu sắt dài nhất miền trung bắt ngang qua sông Đà Rằng (còn gọi là sông Ba). Đặc biệt cầu này dùng cho cả xe hơi, và xe lửa, nhưng xe lửa ưu tiên. Lúc xe lửa đến thì tất cả xe cộ hai đầu cầu đều ngừng, chờ xe lửa chạy qua xong xuôi thì xe cộ mới được chạy…
Xe chạy qua cầu sắt, tiếng xe rì rầm lắc lư, nhịp nhàng thỉnh thoảng tiếng còi tàu hụ vang, báo hiệu sắp đến ga Tuy Hòa, khói tàu, bay theo gió uốn lượn như dãi lụa màu khói lam, những lúc ấy tôi vô cùng vui vẻ thò đầu ra ngoài cửa sổ xe, ngắm nhìn trời mây non nước hít thở mạnh luồng gió mát rượi thổi lên từ dòng sông chảy lững lờ ( chỉ là những lúc mưa thuận gió hòa thôi, khi mùa mưa đến, mùa nước lũ thật đáng sợ, nước chảy mạnh, rất nguy hiểm). Gió mát quá, cảnh thật đẹp, từ xa tôi đã nhìn thấy Tháp Nhạn nằm trên đỉnh núi Nhạn, in hình trên sông Đà Rằng, xa hơn nữa là núi Chóp Chài hướng về phía Tây Bắc, đẹp và hung vĩ quá. Ai đến Tuy Hòa đều được ngắm cảnh đẹp thiên nhiên trời ban cho vùng đất trù phú này thật chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi vùng đất này được mang tên là “Phú Yên - Tuy Hòa”.
Tôi nghĩ biết bao thi nhân tốn biết bao giấy mực để diễn tả những cảnh đẹp, thật thơ mộng này. Nhưng với con bé nhóc con ham chơi, ham ăn lúc ấy chỉ biết là cảnh đẹp thiệt, nhưng cái mà con bé tôi háo hức và thích nhất là xuống ga Tuy Hòa để được Ba mua cho một dĩa cơm sườn nướng với miếng chả trứng, hoặc một dĩa cơm trắng với một đùi gà mềm óng mỡ vàng thêm một con tôm nướng thật to đỏ au kèm theo rau sống nước mắm gừng, thật là ngon, bụng đang đói, món ăn lại ngon, là món ưa thích, tôi từ từ mà ăn không như thằng em con Cô Sáu “Huỳnh Vân”, chớp mắt đã ăn hết, cứ nhìn dĩa cơm của tôi chằm chặp mà hối ăn lẹ lên, mau về nhà, Cậu Bốn chờ kia…Phải nói là cơm dĩa Tuy Hòa nổi tiếng vừa ngon vừa rẻ.
Cái háo hức thứ hai là “kẹo ú”, ôi những cục kẹo to bằng đầu ngón tay cái thật ngon, ngọt và tôi tha hồ ăn, rất rẻ tôi còn nhớ chỉ năm cắc bạc là mua được 50 cục kẹo ú, vừa ngọt vừa mềm, được người bán thành thạo xoay tờ giấy thành hình cái phểu và những cục kẹo ú nằm gọn vào trong đó, ngon ơi là ngon (con nít đứa nào cũng khoái ăn ngọt, trong đó tôi là số một cho nên bây giờ răng cỏ đều theo mấy cục kẹo mà đi, bỏ tôi ở lại, tôi trở thành “hăng rết “ ). Những viên kẹo ú to bằng đầu ngón tay cái được làm bằng đường họ đánh kẹo lại xong rồi tẩm bột áo và cắt thành từng cục nhỏ rồi đem bán thật là đơn giản. Ngoài kẹo ú còn có kẹo đậu phụng, kẹo dừa cao cấp hơn. Họ dùng đường đen thắng hơi keo, dẻo được phết trên một cái bánh tráng hơi dày, đậu phụng rang vàng thơm dòn (hoặc cơm dừa xắt lát mỏng được trụng chín, ngào sơ với chút đường), được rãi đều lên bề mặt bánh tráng, sau đó được cắt ra thành mấy miếng nhỏ hình tam giác cứ mỗi miếng giá một đồng hay năm cắc tùy theo buổi chợ, đông hay ế khách, tuổi thơ có những khờ khạo, nhưng cũng có cái khôn vặt, tôi thường để dành tiền và chờ buổi chợ tan để mua kẹo hạ giá một đồng hai miếng kẹo đậu phụng và kẹo dừa ngon hết ý luôn.
Sẽ có người thắc mắc “ Ủa con bé này bộ suốt ngày nó ngồi ở chợ chờ mua kẹo hạ giá sao ta?” Xin thưa “ đúng y chang, con bé ở suốt ngày trong chợ, bởi vì Ba tôi đã thuê nhà nằm ngay trong khu chợ cũ ở gần đường Phan đình Phùng, những nhà chung quanh đều buôn bán ở giữa là những sạp gỗ lớn nhỏ đủ cỡ bán đủ thứ mặt hàng, tôi còn nhớ bên phải nhà tôi là tiệm bán chén dĩa, nồi niêu ly tách của một người khách trú, có thằng con trai cỡ tuổi tôi, nhưng mập ú trắng trẻo, tròn quay, mấy thằng em cô cậu thường hay chọc ghẹo, nhưng nó hiền khô, bên trái là tiệm bán chạp phô, còn nhà Ba thuê, thường đóng cửa không buôn bán vì Ba là công chức, Ba chỉ cho Bà Hai gốc người Tuy hòa bày bán rau củ cây trái trước nhà thôi. Bà Hai rất hiền và vui tính thường cho tụi tôi tiền lẽ làm quà, để trả công tôi trông chừng hàng cho Bà mỗi khi có việc cần phải đi, do đó lúc nào trong túi tôi cũng rủng rỉnh vài đồng bạc cắc tha hồ mà ăn hàng.
Xem tiếp kỳ 2
Phan Kiều Oanh
No comments:
Post a Comment