Friday, December 17, 2010

CON CÒ


Trong bài “Thương vợ”, Tú Xương ngâm:

Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng mười mưa, dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không!

Trong âm nhạc Việt nam cũng có nhiều bài hát về con cò, cái cò và thân cò; và mới đây có một bản nhạc được nhiều người ưa thích mang tựa đề Cái Cò do nhạc sĩ Nguyệt Ánh sáng tác, qua tiêng hát của ca sĩ Băng Tâm.


Từ Taxas, Anh Phạm Phích cũng đã được ngẫu hứng bởi bản nhạc cảm động này nên anh đã viết những lời tâm huyết sau:

…Hãy quên hiện tại- Tuổi già-
Ai trong chúng ta không ở độ tuổi sắp đến 70-

Không ai không qua gian khổ, nhất là thời điểm sau 75,
sự đau khổ và tuyệt vọng đến từng người- Nhưng thời đó qua rồi- Đừng nhớ lại làm chi –
Hãy nghĩ hiện tại-

Chúng mình đã thoát qua, nhưng bà bạn mình còn chịu nhiều đau khổ triền miên, đó là chị PHẠM THỊ TÍCH

Suốt hơn 30 năm , một nách 9 con với người chồng thương tật, nuôi con, nuôi chồng với thân cò lặn lội trên ruộng đồng Phước Khánh.
Thật là vĩ đại cho người
Phụ nữ VIỆT NAM, khổ nhọc không hề than vãn:

Cái cò lội giữa ruộng sâu,

Lom khom cấy lúa, lưng đèo con thơ.

"Ôi ' sao đủ gạo bây giờ,"

Đàn con "9" đứa biết nhờ cậy ai.

Chồng cò thương tích "72"
Vết thù còn đó trên vai thân cò.....
Nét thanh xuân xưa không còn nữa,
với 67 tuổi đầu tóc bạc phơ.
Và cũng vì dõi theo chồng từng bước để đem chồng về (chồng chị bị thương ở đầu nên lang thang khắp phố phường, làng xã) nên chị té ngã gãy 3 xương sườn,BS Kính chữa cho chị mà không nhận thù lao, còn giúp đỡ chị thêm ( BS Kính cũng là cựu HS Nguyễn Huệ từ những ngày đầu tiên).
Giờ đây còn thêm cột sống thoái hóa, ba sườn tái phát chị đã phải vào Saigon để nhờ BS Kính chữa trị.

Thông tin này vừa mới nhận được,
gởi các anh chị và các bạn, chung lớp chung trường và bạn bè PHÚ YÊN. Kinh mong các anh chị và các bạn giang rộng đôi tay từ bi, bác ái (và chỉ dùng hai ngón tay phải –hai ngón thôi nhé- cho vào túi gắp ra một tờ- bất luận là bao nhiêu cũng là tấm lòng vàng của anh chị và các bạn). Xin các bạn đừng cười chúng tôi- Chúng tôi ngửa tay xin các bạn đó.
Chúng tôi đang ôm thùng Phước sương và ngửa mũ bác ái. Xin các bạn đưa tay ngọc thọc tay vàng (nếu tôi ở Cali sẽ tổ chức đại nhạc hội toàn ca sĩ cây nhà lá vườn).
Các chị trong chúng ta có ai bằng chị Tích không ? Chị đoạt giải vô địch, bà con chúng ta nên tặng chị cúp vàng 9 con:
Lấy chàng từ thuở 23
Đến năm 38 thiếp đà 9 con.

Ra đường thiếp vẫn còn son ,

Về nhà thiếp đã 9 con cùng chàng.
Phạm Phích

Sau khi nhận đưọc “huyết thư” này, anh Đặng Duy Nhượng tính mở đại Nhạc Hội gây quỹ thiện nguyện giúp cho chị Tích theo lời khuyên của anh Phích, nhưng vì bà xã Thanh Phước của anh bị mệt hát không ra hơi, nên vào ngày 5 tháng 5 năm 2008, anh đành phải gởi thư cầu cứu với những ngưòi bạn cũ và một số ngưòi thân quen với những lời tha thiết sau:


…Xin thân ái giới thiệu đến các Bạn và quý Anh Chị:
chị Phạm Thị Tích là cựu học sinh Nguyễn Huệ và cũng là đồng hương Phú Yên, đang sinh sống tại Đội 1, thôn Phước Khánh, xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên VN. Chị đang sống trong hoàn cảnh khó khăn, mang trong người nhiều chứng bệnh nan y nhưng không có tiền để chữa trị. Phu quân của Chị là anh Phạm Trường Trân, cựu Đại úy quân lực VNCH, bị thương ở đầu trong một trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, vì là thương binh nên thời gian “cải tạo” chưa đến 3 năm. Do đó không đủ tiêu chuẩn được đi định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO. Nhận thấy hoàn cảnh của chị Tích hiện tại thật tôi nghiệp, rất đáng được chúng ta nhường cơm sẻ áo. Chúng tôi Nhượng và Phích, thay mặt cho các Bạn cùng lớp kêu gọi lòng từ tâm của các Bạn cựu học sinh Nguyễn Huệ và quý anh chị Đồng Hương Phú Yên, tùy theo hoàn cảnh “của ít lòng nhiều”, mỗi người giúp đỡ một ít, “góp gió thành bão” để chúng ta có một món quà “tình nghĩa” gửi về an ủi và xoa dịu hoàn cảnh thương tâm của gia đình chị Tích…. Đặng Duy Nhượng

Lẽ ra anh Nhượng định phổ biến cho toàn nhóm Liên Trường, nhưng sau khi suy đi nghĩ lại, anh cho rằng đây là vấn đề “TẾ NHỊ”, nên anh chỉ vận động trong số những bạn bè cùng lớp, một số đồng môn và đồng hương thân thích. Các bạn nào muốn giúp đỡ riêng liên lạc trực tiếp theo địa chỉ sau đây:Phạm Thị Tích: Đ1, Thôn Phước Khánh, Xã Hòa Trị, Huyện Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên, ĐT: 057-869336.


Cách đây hơn nửa thế kỷ, cái cò Phạm Thị Tích là một trong những mỹ nhân của Trường Nguyễn Huệ như cái Hằng, cái Tấm, cái Mai... được rất nhiều bạn học nam để ý, vì vừa đẹp gái, vừa học giỏi lại là con nhà giầu.
Mấy chàng học sinh thời bấy giờ như Phạm Phích, Đặng Nhượng hoặc Tử Hòa… vì xấu trai, học dốt, lại con nhà nghèo, đâu dám ngó lên, nên chỉ đành ca câu vọng cổ của Phạm Thiên Thư “Anh theo Ngọ về, đường mưa nho nhỏ…” (Bộ 3 này được mệnh danh là 3 Chàng Pháo…Tịt !L) Giai nhân phải để cho anh hùng, vì thế chị Phạm Thị Tích đã lên xe zíp với một chàng sĩ quan vừa cao lớn vừa đẹp trai là anh Phạm Trưòng Trân. Nhưng hỡi ơi, dường như trời xanh quen thói anh hùng đánh ghen, những con đại bàng như Võ Đông Sương thì bị cụt một chân và hư một mắt; còn anh Phạm Trường Trân thì được chị Tích mô tả như sau: Anh Trân là sĩ quan khóa 14 Thủ Đức; sinh năm 1937, số quân 37/145255 lên cấp Đại Úy năm 1971 thuộc tiểu khu Bình Định; năm 1972 giữ chức Trưởng hành quân “Phân khu Bắc Bình Định” đóng ở Tam Quan. Vào mùa Hè đỏ lửa năm 72 anh bị thương, trúng mảnh bom vào đầu tại Tam Quan để lại di chứng. Sau khi “cải tạo” về anh bị đau nặng và từ đó mắc chứng bệnh “Tâm thần phân liệt” Còn chị Tích thì bây giờ ra sao? -Xin hãy đọc những lời tâm sự của chị: “…Ai có ngờ đâu “Cô Tích, nữ sinh Nguyễn Huệ” ngày nào bây giờ ra như thế này? Tích có 9 người con, có vợ, chồng 4 còn lại 5 người chưa có gia đình mà chỉ 2 đứa có việc làm còn 3 đứa chưa tìm được việc làm phải làm nông. Chồng thì đau yếu triền miên con cái với đồng lương ít ỏi hoặc công việc đồng áng không lo nổi cho gia đình mình, làm sao nuôi được cho cha mẹ hàng tháng chỉ chút quà gọi là lòng hiếu thảo. Suốt bao nhiêu năm, T lặn lội nuôi chồng, con… nhưng bây giờ thân tàn, sức kiệt thêm bị bệnh đại tràng mãn tính, cột sống và bao tử không biết còn sống được bao lâu. Xin các bạn vui lòng giúp đỡ cho Tích vượt qua cảnh khốn khó này. Tích chân thành cảm ơn các bạn.” Phạm Thị Tích

Sở dĩ chúng ta biết được hoành cảnh của anh Trân là nhờ anh Sương.
Như chúng ta đã biết, cách đây khoảng hơn 1 tháng, anh Phích và anh Nhượng cũng đã quyên góp được 1400 Mỹ kim giúp cho anh Võ Đông Xương (Xin xem Món Quà Tình Nghĩa 2), và anh Sương đã đến “khoe” với chị Tích, nhờ vậy mà chị Tích đã có thể liên lạc được với các bạn cũ để cầu cứu. Sau khoảng 1 tháng vận động, vào ngày ngày 27 tháng 05 năm 2008, anh Nhượng viết một lá thư Cảm Ơn như sau:

Thân gửi :Quí Anh Chị Ân Nhân
Sau một thời gian tìm hiểu, thu thập tin tức, hình ảnh về hoàn cảnh khó khăn của gia đình chị Phạm thị Tích hiện còn đang sống tại quê nhà (Hòa Trị, Phú Hòa, Phú Yên), chúng tôi gồm Hòa, Phích, Nhượng (năm xưa được các bạn đặt cho biệt danh: 3 chàng ngự lâm) đã phát động đợt quyên góp vào ngày 05-05-08 để có “món quà tình thương” gửi về trao tặng cho người bạn học Nguyễn Huệ năm xưa. Mặc dù chỉ giới hạn trong phạm vi bạn bè thân quen nhưng được quí Anh Chị nồng nhiệt hưởng ứng, mở rộng lòng từ tâm, tích cực đóng góp, kết quả đã thu được số tiền rất đáng khích lệ là $1,100 Mỹ kim (danh sách đính kèm). Sau khi khấu trừ lệ phí gửi tiền là $20. Số tiền 1,080 dollars còn lại được nhân viên dịch vụ ở Tuy Hòa đến trao tận nhà và chị Phạm thị Tích đã ký nhận đủ. Trong thời gian trên dưới một tháng, chúng tôi liên tiếp 2 lần kêu gọi sự đóng góp để giúp đỡ cho anh Võ đông Sương và chị Phạm thị Tích, chúng tôi rất áy náy vì đã làm phiền, tuy nhiên quí Anh Chị cũng cảm thông được việc làm từ tâm này nên đã mở rộng tấm lòng, nhiệt tình ủng hộ làm cho 3 chúng tôi vô cùng xúc động và cám ơn rất nhiều. Được quý Anh Chị tiếp tay, chúng ta đã củng nhau hoàn thành một công việc tốt đẹp đối với những người bạn học cũ kém may mắn hiện đang có cuộc sống lầm lũi, bệnh đau tại quê nhà. Nhượng biết trong 2 đợt quyên góp vừa qua không làm sao tránh khỏi sai sót, phiền toái, nhưng vì tình thương kính mong các Bạn thông cảm bỏ qua cho. Một lần nữa xin chân thành tri ân, nguyện cầu Ơn Trên độ trì, ban cho các Bạn cùng gia đình an lành, mạnh khỏe và được nhiều may mắn, thành công trong cuộc sống. Thân ái, Trần tử Hòa - Phạm Phích - Đặng duy Nhượng
DANH SÁCH QUÝ ÂN NHÂN
Giúp đỡ cho Chị Phạm thị Tích:

01
Anh Ch Tin – Lan Anh
20
03
Ch Nguyn mng Tuyết
20
04
Ch Dương th Mai
100
05
Ch Nguyn Trn Tm
100 (đt 1)
06
Anh Hà công Đnh
20
07
Anh Phm Phích
50
08
Anh Trn thanh Danh
100
09
Anh Trn t Hòa
50
11
Ch Nguyn th Hng
100
12
Anh L đc K
100
13
Anh Nguyn tn Cnh
30
14
Anh Phm đc Hin
20
15
Anh Trn hoàng Thân
50
16
Ch Nguyn th Nghiêm
50
17
Anh Võ trng Khanh
50
18
Anh Đng quc Hin
50
19
Đng duy Nhưng
50
20
Ch Nguyn Trn Tm
100 (đt 2)



Cng $ 1,100 USD
Tr l phí gi tin 20
S tin còn li gi cho ch Tích $ 1,080 USD

Phước Khánh, ngày 26/5/2008
Anh Nhượng cùng các bạn thân mến ! Đầu thư Tích cầu chúc tất cả các anh, chị và các bạn được vạn sự như ý. Hôm nay là ngày rất vui đối với gia đình Tích, tất cả gia đình hân hoan đón nhận những tình cảm thân thương mà các anh, chị và các bạn đã ưu ái dành cho T… T đã nhận món quà tình nghĩa mà các anh, chị và các bạn là quý ân nhân đã gởi tặng T tổng cộng là 1.080 USD (một nghìn không trăm tám mươi đô la Mỹ). T, Trân và toàn thể các con của T xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh, chị và các bạn học cùng lớp: 1/ Anh Đặng Duy Nhượng - Phước; 2/ Anh Phạm Phích - Hiếu; 3/ Anh chị Tiền - Lan Anh; 4/ Anh chị Dậm – Phương; 5/ Chị Nguyễn Mộng Tuyết; 6/ Chị Dương Thị Mai; 7/ Chị Nguyễn Thị Nghiêm; 8/ Em Nguyễn Trần Tấm; 9/ Chị Nguyễn Thị Hằng; 10/ Anh Hà Công Định; 11/ Anh Trần Thanh Danh; 12/ Anh Trần Tử Hòa; 13/ Anh Đặng Kim Nhựt; 14/ Anh Lữ Đức Kỳ; 15/ Anh Nguyễn Tấn Cảnh; 16/ Anh Phạm Đức Hiền; 17/ Anh Trần Hoàng Thân; 18/ Anh Võ Trọng Khanh; 19/ Anh Đặng Quốc Hiển. Cuối thư T xin cầu trời phật phù hộ các anh, chị và các bạn luôn được an khang hạnh phúc.
Chào thân ái!
Phạm Thị Tích.

Thành thật cảm ơn quý thầy cô và các bạn.

San Jose ngày 30 tháng 5 năm 2008

Phạm Đức Hiền.

No comments:

Post a Comment