(Kính tặng quí thầy của con nhân mùa Thanksgiving )
Kính thưa thầy,
Khi con viết những dòng chữ này không biết Thầy đang làm gì ? Ở đâu ? Có đang hít thở không khí dưới bầu trời này hay đang yên bình nơi vĩnh cữu?
Cho dù Thầy đang ở đâu con cũng mong thầy đọc những dòng chữ này để biết rằng con vẫn luôn luôn nhớ đến thầy.
Từ cô Bào đã cầm tay con viết chữ A đầu tiên. Chữ A Di Đà hay chữ A men. Cha mẹ đã cho con hình hài nhưng chính thầy cô đã cho con kiến thức hôm nay. Cho dù chữ A di Đà hay chữ AMen cũng đã cho con được 2 dòng tư tưởng. Con vẫn nhớ mấy chữ ABC đầu đời, học không thuộc, viết không xong nên hôm nào Cô cũng bắt phạt con quỳ hằng giờ sau bữa học và chị Yến phải chờ con ngoài cổng.
Đến khi con học lớp 1, lớp 3 thầy Tương thương con nhất. Nguyễn văn Tương, Thầy Tương lớp 3, lớp 3 con 8 tuổi hôm nào thầy cũng bắt con ôm đóng bài tập cả lớp đem về nhà thầy chấm rồi hôn con, lúc nào con cũng về trễ. Thầy kể cho con nghe nơi thầy ở -Huế -Huế xa xôi Huế lãng đãng mưa phùn. Nơi thầy ở con đã một lần ghé qua, tháng 4 trời không có nắng, con đã vào thành Nội, ra thành ngọai, qua sông Hương vào chùa Thiên Mụ trời lại lác đác mưa phùn. Thầy ơi con đến để thăm Thầy, nhưng Thầy nơi nào, sao con không thấy mưa vẫn cứ rơi …Thầy có biết con bé 8 tuổi ngày xưa đi tìm Thầy, người Thầy mà con nhận nhiều hình nhất cụng có lúc Thầy tặng hình chị thầy và luôn đề sau tấm hình “Tặng cháu Xát cưng để luôn nhớ đến thầy”. Những lời ấy đã theo con ấm áp một đời. Ngày thầy về Huế con đã khóc như mưa.
Thầy hứa sẽ gởi cho con xấp vải may áo đầm. Con đã chờ và những giọt nước mắt cũng theo thời gian vơi dần. Nhưng rồi ngày vượt biên con lo lắng, con sợ hải con để lại những tấm hình của thầy cùng những ngày vàng son của tuổi mới lớn.
Năm đệ thất con di học Đông Mỹ, nơi nhà thờ con nguyện cầu mỗi sáng, đêm đêm con đắp chăn để làm dấu thánh giá, cha Dần gần rửa tội cho con, rồi chiến tranh lan tràn, con phải từ giã trường Đông Mỹ từ giã cha Dần. Cha Dần bảo hôm nào cha đi Tuy Hoa, ghé Lê thánh Tôn thăm con. Ngày tháng trôi nhanh Cha cũng chẳng một lần thăm con và con cũng chưa được rữa tội. Năm đệ lục con theo học trường Bồ đề, con bắt đầu nghe giáo lý. Những thầy Thích Viên Dung thầy Chung, thầy Kiệt, thầy Trích, thầy Thơ thầy Hựu thầy Phương. Con chắc thầy cũng khó mà quên con, vì con học siêng lắm.
Con nhớ những bài toán chạy của thầy Phương, những bài luận văn thầy Kiệt.
Có môt lần chẳng biết con tả ráng chiều thế nào mà thầy Kiệt khen hay và đọc cho cả lớp nghe rồi thầy tặng cho con quyển Văn.
Ôm quyển Văn trong tay mà mơ một ngày mai làm văn sĩ.
Thầy Thích Viên Dung đi Nhật, thầy có gởi cho con và Điệp một tấm hình núi Phú Sĩ sơn. Hai đứa giành nhau một tấm hình con ức quá viết thư hỏi thầy. Thầy bảo dể quá mà, lấy tấm hình cắt làm hai, mỗi đứa một nửa, cả hai cùng cười, con hy sinh cho Điệp giữ tấm hình.
Con đã có lần đến Nhật nhưng chẳng biết thầy nơi đâu. Hoa anh đào nở rộ tháng 3. những cánh hoa lác đác bay, những cánh hoa tươi thắm trắng xóa lãng đãng cả bầu trời, rồi tan tác mỏng manh như cuộc đời có đó rồi lại không. Thầy ơi Thầy Thích viên Dung của con ơi thầy đang ở một ngôi chùa nào đó hay đã viên tịch cõi vĩnh hằng? Thầy ơi con, nợ trần gian vẫn còn lụy nên con chưa đi lễ chùa thường nhật, cũng như thành con chiên ngoan đạo. Người ta bảo cái gì cũng có duyên số của nó. Chẳng biết có phải thế không mà con vẫn lao đao giữa hai dòng tư tưởng.
Thưa Thầy,
Ba năm từ đệ lục đến đệ tứ ở trường Bồ Đề, rồi con được chọn vào top 5 đến trường Nguyễn Huệ học đệ nhị cấp, lúc ấy thầy Quyên dạy Triêt và Pháp văn con theo học ban C. Năm con 16 tuổi, cái tuổi của trăng non, như tơ trời mong manh, con bắt đầu mơ mộng, bắt đầu của một cuộc đời thì Ba mất, như một người xô xuống vực thẳm. Con lao đao hụt hẩng, vì còn quá trẻ để nghiệm ra rằng: cuộc đời vốn dĩ đến rồi đi, không có gì vĩnh viễn. Con không thể nào chịu nổi mất mát to lớn như vậy, nên con đã từ bỏ tất cả, thì sự học hành có nghĩa gì phải không thầy. Mấy tháng sau thầy Quyên từ tu nghiệp trở về đã khuyên con trở lại trường sau khi xin thầy hiệu trưởng Giang cho con tiếp tục. Hôm đó ở nhà thầy về thầy đã cầm tay con và bảo:
-Mọi vịêc rồi sẽ qua con nhớ đừng bỏ học.
Thầy Quyên ơi hôm đó mùi hương Ngọc lan ở nhà thầy đã theo con vào một giấc mơ êm đềm, để rồi từ đó mỗi lần nghe mùi hương Ngọc lan lại nhớ thầy man mác.
Tháng tư vừa rồi con trở lại Đà lạt lần thứ hai, bên bờ hồ Xuân Hương nhìn những cành liễu rũ, đi dọc theo những ngọn đồi thoai thoài lại nhớ đến thầy, chẳng biết bây giờ. Thầy có còn ở chốn sương mù này hay đang ẩn mình ở một nơi nào đó?
Thầy ạ nhiều lúc con nghĩ lại những ngày tháng đi qua trong đời con tưởng chừng như không có thực, thầy dạy triết mà hãy giảng cho con nghe cuộc đời này có thực hay không?
Nhưng con chắc một điều là nỗi buồn của con có thực …!
Los Angeles Xat Tuy Han
Kính thưa thầy,
Khi con viết những dòng chữ này không biết Thầy đang làm gì ? Ở đâu ? Có đang hít thở không khí dưới bầu trời này hay đang yên bình nơi vĩnh cữu?
Cho dù Thầy đang ở đâu con cũng mong thầy đọc những dòng chữ này để biết rằng con vẫn luôn luôn nhớ đến thầy.
Từ cô Bào đã cầm tay con viết chữ A đầu tiên. Chữ A Di Đà hay chữ A men. Cha mẹ đã cho con hình hài nhưng chính thầy cô đã cho con kiến thức hôm nay. Cho dù chữ A di Đà hay chữ AMen cũng đã cho con được 2 dòng tư tưởng. Con vẫn nhớ mấy chữ ABC đầu đời, học không thuộc, viết không xong nên hôm nào Cô cũng bắt phạt con quỳ hằng giờ sau bữa học và chị Yến phải chờ con ngoài cổng.
Đến khi con học lớp 1, lớp 3 thầy Tương thương con nhất. Nguyễn văn Tương, Thầy Tương lớp 3, lớp 3 con 8 tuổi hôm nào thầy cũng bắt con ôm đóng bài tập cả lớp đem về nhà thầy chấm rồi hôn con, lúc nào con cũng về trễ. Thầy kể cho con nghe nơi thầy ở -Huế -Huế xa xôi Huế lãng đãng mưa phùn. Nơi thầy ở con đã một lần ghé qua, tháng 4 trời không có nắng, con đã vào thành Nội, ra thành ngọai, qua sông Hương vào chùa Thiên Mụ trời lại lác đác mưa phùn. Thầy ơi con đến để thăm Thầy, nhưng Thầy nơi nào, sao con không thấy mưa vẫn cứ rơi …Thầy có biết con bé 8 tuổi ngày xưa đi tìm Thầy, người Thầy mà con nhận nhiều hình nhất cụng có lúc Thầy tặng hình chị thầy và luôn đề sau tấm hình “Tặng cháu Xát cưng để luôn nhớ đến thầy”. Những lời ấy đã theo con ấm áp một đời. Ngày thầy về Huế con đã khóc như mưa.
Thầy hứa sẽ gởi cho con xấp vải may áo đầm. Con đã chờ và những giọt nước mắt cũng theo thời gian vơi dần. Nhưng rồi ngày vượt biên con lo lắng, con sợ hải con để lại những tấm hình của thầy cùng những ngày vàng son của tuổi mới lớn.
Năm đệ thất con di học Đông Mỹ, nơi nhà thờ con nguyện cầu mỗi sáng, đêm đêm con đắp chăn để làm dấu thánh giá, cha Dần gần rửa tội cho con, rồi chiến tranh lan tràn, con phải từ giã trường Đông Mỹ từ giã cha Dần. Cha Dần bảo hôm nào cha đi Tuy Hoa, ghé Lê thánh Tôn thăm con. Ngày tháng trôi nhanh Cha cũng chẳng một lần thăm con và con cũng chưa được rữa tội. Năm đệ lục con theo học trường Bồ đề, con bắt đầu nghe giáo lý. Những thầy Thích Viên Dung thầy Chung, thầy Kiệt, thầy Trích, thầy Thơ thầy Hựu thầy Phương. Con chắc thầy cũng khó mà quên con, vì con học siêng lắm.
Con nhớ những bài toán chạy của thầy Phương, những bài luận văn thầy Kiệt.
Có môt lần chẳng biết con tả ráng chiều thế nào mà thầy Kiệt khen hay và đọc cho cả lớp nghe rồi thầy tặng cho con quyển Văn.
Ôm quyển Văn trong tay mà mơ một ngày mai làm văn sĩ.
Thầy Thích Viên Dung đi Nhật, thầy có gởi cho con và Điệp một tấm hình núi Phú Sĩ sơn. Hai đứa giành nhau một tấm hình con ức quá viết thư hỏi thầy. Thầy bảo dể quá mà, lấy tấm hình cắt làm hai, mỗi đứa một nửa, cả hai cùng cười, con hy sinh cho Điệp giữ tấm hình.
Con đã có lần đến Nhật nhưng chẳng biết thầy nơi đâu. Hoa anh đào nở rộ tháng 3. những cánh hoa lác đác bay, những cánh hoa tươi thắm trắng xóa lãng đãng cả bầu trời, rồi tan tác mỏng manh như cuộc đời có đó rồi lại không. Thầy ơi Thầy Thích viên Dung của con ơi thầy đang ở một ngôi chùa nào đó hay đã viên tịch cõi vĩnh hằng? Thầy ơi con, nợ trần gian vẫn còn lụy nên con chưa đi lễ chùa thường nhật, cũng như thành con chiên ngoan đạo. Người ta bảo cái gì cũng có duyên số của nó. Chẳng biết có phải thế không mà con vẫn lao đao giữa hai dòng tư tưởng.
Thưa Thầy,
Ba năm từ đệ lục đến đệ tứ ở trường Bồ Đề, rồi con được chọn vào top 5 đến trường Nguyễn Huệ học đệ nhị cấp, lúc ấy thầy Quyên dạy Triêt và Pháp văn con theo học ban C. Năm con 16 tuổi, cái tuổi của trăng non, như tơ trời mong manh, con bắt đầu mơ mộng, bắt đầu của một cuộc đời thì Ba mất, như một người xô xuống vực thẳm. Con lao đao hụt hẩng, vì còn quá trẻ để nghiệm ra rằng: cuộc đời vốn dĩ đến rồi đi, không có gì vĩnh viễn. Con không thể nào chịu nổi mất mát to lớn như vậy, nên con đã từ bỏ tất cả, thì sự học hành có nghĩa gì phải không thầy. Mấy tháng sau thầy Quyên từ tu nghiệp trở về đã khuyên con trở lại trường sau khi xin thầy hiệu trưởng Giang cho con tiếp tục. Hôm đó ở nhà thầy về thầy đã cầm tay con và bảo:
-Mọi vịêc rồi sẽ qua con nhớ đừng bỏ học.
Thầy Quyên ơi hôm đó mùi hương Ngọc lan ở nhà thầy đã theo con vào một giấc mơ êm đềm, để rồi từ đó mỗi lần nghe mùi hương Ngọc lan lại nhớ thầy man mác.
Tháng tư vừa rồi con trở lại Đà lạt lần thứ hai, bên bờ hồ Xuân Hương nhìn những cành liễu rũ, đi dọc theo những ngọn đồi thoai thoài lại nhớ đến thầy, chẳng biết bây giờ. Thầy có còn ở chốn sương mù này hay đang ẩn mình ở một nơi nào đó?
Thầy ạ nhiều lúc con nghĩ lại những ngày tháng đi qua trong đời con tưởng chừng như không có thực, thầy dạy triết mà hãy giảng cho con nghe cuộc đời này có thực hay không?
Nhưng con chắc một điều là nỗi buồn của con có thực …!
Los Angeles Xat Tuy Han
No comments:
Post a Comment