Buổi tiệc lần này linh đình và đông đảo hơn các lần trước, vì các bạn cũ muốn đón tiếp 2 nhân vật nổi tiếng của cộng đồng chúng ta đó là anh Lữ Đức Kỳ từ Washington DC và chị Trần Thị Tấm từ nam California đến chung vui, nhưng đáng tiếc là 2 VIP này đều không thể đến được.
Vào phút chót, qua internet, anh Kỳ cho biết, sau khi năn nỉ ỉ ôi bà xã và được sự chấp thuận của nội tướng để anh được phép thỏa mãn điều mà anh mô tả là “Thiếp trong song cửa, chàng ngoài chân mây” và “Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm đường”, thì anh mới khám phá ra là cuộc họp mặt diễn ra vào Chủ Nhật này chứ không phải là Chủ Nhật tới (oops!), nên anh không thể nào mua vé máy bay kịp để đi từ miền Đông qua miền Tây hội ngộ với thầy cô và các bạn cũ.
Sự lầm lẫn của anh Kỳ dù sao cũng còn có thể thông cảm được, chứ không như chị Tấm (người đã đổi thành họ Nguyễn vì phải ràng buộc với một người mà chị mô tả là “không có họ hàng”) giải thích qua email sự lỗi hẹn của mình là “nghe gà hóa cuốc” vì tưởng là cuộc hội ngộ sẽ diễn ra vào đầu năm tới chứ không phải là năm nay (oh oh!), nên chị đã hăng hái hứa tham dự với hy vọng sẽ có một rendez-vous hào hứng với anh Kỳ (xin đừng ai nghĩ tầm bậy tầm bạ) để bầy tỏ sự cảm kích đối với anh trong việc anh tiếp tay vận động cho ái nữ của chị là cô Dina Nguyễn Hoàng Linh vừa đắc cử Nghị viên Hội đồng thành phố Garden Grove. (Người viết rất vui mừng vì có thêm 2 người chưa già mà đã lẩm cẩm có thể sẽ tham gia vào hội đãng trí sắp được thành lập).
Ước mong chị Tấm và anh Kỳ có thể tham dự bữa tiệc tất niên của Hội Ái Hữu Phú Yên (chứ không phải là Hội Cựu Học Sinh Phú Yên) sẽ được tổ chức vào ngày 19 tháng 1 năm 2007! Chị Ngô Ái Mỹ ở Washington DC, anh Trương Minh Chính ở Maryland, chị Nguyễn Thị Thanh ở Seattle (18 Gian) và chị Kim Quy (Thừa Thiên) ở L.A., hứa, nếu sắp xếp được công việc, sẽ đến hội ngộ cố nhân. (Tính mời chị Lê Hoài Niệm làm MC không biết chị có chịu nhận hay không.)
Tuy thiếu vắng 2 nhân vật “too busy-turns-crazy” này, nhưng cuộc gặp gỡ vào hôm Chủ Nhật cũng có một số các quan khách và bạn học cũ từ các nơi khác đến, trong đó có anh Lê Tám từ tiểu bang Virginia, người mang đến một tin nóng hổi hơn nhiều so với các món ăn trong khí hậu khá lạnh lẽo của mùa Đông, đó là tin thầy Trần Xuân Ngọc, từng dậy Anh ngữ tại trường Nguyễn Huệ, vẫn còn sống, chứ chưa qua đời như một nguồn tin nói rằng gia đình thầy đã bỏ mình trên biển cả trong chuyến vượt biên vào thập niên 1980. Mọi người đã vui mừng hoan hô khi thầy Thiều thông báo tin tức do anh Tám công bố. (Hy vọng nguồn tin này, mà anh nói là nghe từ người khác, không đến từ một thành viên của Hội Đãng Trí).
Mở đầu cuộc gặp mặt nhân lễ Giáng Sinh, anh Phạm Hoàng, chủ tịch Hội Cựu Học Sinh Phú Yên, đã chào mừng thầy cô, quan khách và các bạn hữu, trong đó có cả người chồng mới được “gả” cho cô Phạm Bội Lan là anh Mark, người tình nguyện theo chế độ mẫu hệ bằng cách lấy họ Phạm của vợ. Anh Mark là người da trắng ăn chay, nhưng may mắn là có súp măng cua của chị Phước, bánh bèo của chị Lan Anh, cùng ổi xá lị của chị Hằng, nên anh đã không phải ngồi chơi xơi nước, nhìn những người khác ăn. (Tuy là một vegetarian nhưng anh Mark có thể ăn được một vài loại hải sản như tôm hoặc cua). Anh Mark từng cùng cô Lan trở về thăm Trường Nguyễn Huệ, và đã gặp thầy Giám Thị Trần Tiến Toản nhân ngày hội ngộ cựu học sinh truờng này vào năm ngoái. Anh Mark cho biết sau khi về hưu anh sẽ tìm một căn nhà tại Hòn Chùa dậy Anh văn cho những dân chài muốn vượt biên!
Tiếp lời anh Hoàng, anh Đặng Duy Nhượng, host của buổi gặp mặt lần này, cho biết, sau khi nghe tin thời tiết tiên đoán là sẽ có mưa vào Chủ Nhật, anh đã ăn chay và cử thịt, để cầu nguyện; và lời cầu xin thống thiết của anh đã làm cho ông Trời động lòng trắc ẩn, ngưng khóc, ban cho trời quang mưa tạnh, nên mọi người đã có thể đến tham dự đông đủ và ra ngoài trời để chụp hình.
Trong không khí của mùa Giáng sinh, tiếng nhạc từ chiếc keyboard vang lên qua tài trình diễn của bé Ý Nhi. Tuy mới chính thức học piano chỉ mới hơn 3 tháng, nhưng bé Ý Nhi, 8 tuổi, cháu ngoại của anh chị Nhượng đã có thể thi thố được tài năng thiên phú của mình trên những phiếm đàn qua những bản nhạc cổ điển, trong đó cả tác phẩm “Fur Elise” nổi tiếng mà nhạc sư Beethoven từng gởi gấm tâm sự của mình qua những nốt nhạc trữ tình cho người yêu Elise cách đây gần 200 năm.
Trong lúc mọi người đang thưởng thức những món ăn ngon thì 2 “thần đồng” Kevin Nguyễn, 2 tuổi, và Nicholas Nguyễn, 3 tuổi rưỡi, cháu ngoại của anh Hoàng và chị Hạnh đã giúp vui cho thực khách bằng chưong trình văn nghệ miễn phí với những bản nhạc của thiếu nhi. Điều ngạc nhiên là tuy nói chưa sõi nhưng bé Nicholas đã có thể thuộc lòng nhiều bản nhạc, trong đó có cả bản quốc ca Hoa Kỳ “Star-Spangled Banner”. Giọng hát cao và điêu luyện của bé đã khiến cho anh Mark phải thốt lên là nếu bé trình diễn trong buổi khai mạc giải Super Bowl chắc chắn sẽ được mọi người nhiệt liệt hoan hô. (Mark là fan của đội San Jose States University Football mà anh là một alumnus).
Tài năng của 2 nhạc sĩ này đã làm cho anh Phạm Đức Hiền phải e dè, nên sau vài phút do dự anh đành phải giới thiệu chưong trình văn nghệ phụ diễn mà anh nói là để vinh danh những người vợ qua những bản tình ca (anh Hiền là một công nhân của Công ty Server), mở đầu bằng tác phẩm “Mãi Mãi Bên Em” của Từ Công Phụng để tặng cho thầy cô Thiều và thầy cô Đằng là những người làm gương cho những cặp tình nhân bền vững không bao giờ có thể lay chuyển được.
Theo yêu cầu của anh Hoàng, anh Hiền đã hát lại bản “Tuy Hòa Quê Cũ” mà anh phổ nhạc từ thơ của anh Diệp Thế Hùng.
Chuơng trình văn nghệ đã được nối tiếp với gọng ca truyền cảm của anh Lực, Hội Trưởng Hội Ái Hữu Phú Yên, nhưng rất tiếc hôm nay anh phải solo vì không thể nào thuyết phục được bà xã nghỉ làm để chung vui với anh, do đó tiếng ca của anh ít truyền cảm hơn lần anh hát tặng chị Mỹ Linh trong buổi đón tiếp anh Nguyễn Tịnh tại tư gia của anh vào ngày 13 tháng 9. Bản nhạc “Trả Nợ Chồng” do anh Hiền sáng tác mà anh Lực hát để tặng cho vợ có đoạn Chú Cuội (người dụ bán mặt trăng cho Phú Ông để lấy tiền chinh phục chị Hằng và chơi stock, rồi 2 người trở nên vợ chồng, nhưng sau đó Phú Ông biết bị lừa, đòi tiền lại, nên chị Hằng phải làm nail để trả nợ cho chồng) thuật lại rằng:
Xưa vì anh bán trăng, nên thân mắc nợ hồng,
Bây giờ em cố nai lưng ong trả nợ chồng,
Cuộc đời dù bất công, nhưng em vẫn một lòng,
Anh tạ ơn em, anh tạ ơn em….
(Tôi nói nhỏ với anh Lực là nếu lần sau mà bả không chịu đi kèm thì rủ boyfriend đi chung là bả sẽ tản thần.)
Chị Phưóc, vợ anh Nhượng, thay mặt cho các bà tặng các ông, đặc biệt là ông xã, ngưòi đã từng phải lòng chị kể từ năm Đệ Lục, và sau đó 2 người đã rủ nhau lên Núi Chớp Chài xây tổ uyên ương (theo lời kể của anh Đặng Văn Khuê), bản nhạc “60 Năm Cuộc Đời”, của nhạc sĩ Y Vân; nhưng vì muốn cùng anh Nhượng quyết tâm sống cho đến khi 4 hàm răng không còn cản trở sự âu yếm của đôi tình nhân móm miệng, nên chị hát thật lớn:
Anh ơi có bao nhiêu, 90 năm cuộc đời,
Khi xa anh rồi em biết yêu thương ai,
Nên khi yêu nhau thì yêu cho trọn đời,
Anh ơi ta sống được bao!
Anh Nhượng cho biết, 2 Trung tâm Thúy Nga và Asia đã giành nhau mời vợ anh làm ca sĩ độc quyền cho chương trình văn nghệ của họ, nhưng anh đã khước từ vì không muốn vợ mê hát sẽ bỏ mình thui thủi ở nhà một mình . Anh nói rằng “thà ăn rau uống nước, còn hơn phải đợi chim thước bắc cầu!”
Chị Bích Diệp và chị Bách Hợp cũng giúp vui qua bản nhạc Mùa Thu Cho Em.
Nhân dịp cuộc hội ngộ lần này, anh Hoàng cũng đã nêu lên 2 ước vọng của hội cựu học sinh Phú Yên, đó là làm cách nào để có thể ra được một tờ đặc san như thầy Hiệu Trưởng Nguyễn Đức Giang, anh Lữ Đức Kỳ và một số các bạn đã đề nghị. Ước vọng thứ nhì là có thể tổ được một cuộc hội ngộ quy tụ toàn thể cựu giáo sư và cựu học sinh Phú Yên lưu lạc trên khắp thế giới tại thành phố San Jose ở miền bắc California trong tương lai.
Việc đầu tiên và khó khăn nhất đó là đặt tên cho tờ đặc san. Có nhiều người đề nghị những danh xưng như Đặc San Cựu Học Sinh Phú Yên, Tuy Hòa, Núi Nhạn, Sông Đà…
Đại diện cho các cựu học sinh, anh Đặng Nhượng, một trong những lão tướng của Nguyễn Huệ, nói rằng các trường nổi tiếng như Võ Trường Toản, Gia Long, Trưng Vương hoặc Chu Văn An, đều có những đặc san mang tên của họ, vì thế không lý do gì trường Nguyễn Huệ lại không thể có một tờ đặc san cho mình.
Đại diện cho các bậc trưởng thượng, thầy Lê Ngọc Thiều giải thích thêm rằng, mỗi địa phương đều có một cơ sở văn hóa chính, cho dù thành phồ lớn như Huế của tỉnh Thừa thiên thì trường Quốc Học vẫn là biểu tượng văn hóa của miền Trung; đo đó trường Nguyễn Huệ cũng là biểu tuợng giáo dục của thành phố Tuy Hòa và tỉnh Phú Yên, vì đa số những người thành danh tại tỉnh Phú Yên cũng đã từng học tại trường Nguyễn Huệ.
Để xóa tan nỗi ưu tư của anh Phạm Hoàng về việc nếu lấy tên Nguyễn Huệ thì có thể tạo ra sự cách biệt với các cựu học sinh không học tại trường này; anh Nguyễn Lực, đại diện cho Hội Ái Hữu Phú Yên lý luận rằng, Trường Nguyễn Huệ nói lớn thì không lớn mà nói nhỏ cũng không nhỏ, vì tuy lớn mà nhỏ, tuy nhỏ mà lớn. Anh giải thích rằng, nếu nói về số lượng thì số cựu học sinh Nguyễn Huệ tại miền bắc California có thể nhỏ hơn so với số người đồng hương của Hội Ái Hữu Phú Yên, nhưng nếu tính trên toàn thế giới thì những người từng học tại trường này nhiều hơn, vì nơi nào cũng có, từ Đan Mạch cho đến Pháp Quốc và Anh quốc; nên với tư cách là một cựu học sinh Bồ Đề, anh không cảm thấy có vấn đề gì đối với danh xưng Nguyễn Huệ, vì tất các học sinh tại các trường khác trong tỉnh này nếu muốn học cao lên thì thường cũng phải qua trường Nguyễn Huệ. Chị Phạm Bách Hợp, một cựu học sinh của trường Đặng Đức Tuấn cũng đồng ý với nhận xét của anh Lực.
Cuối cùng tất cả mọi người đều đồng ý chọn danh xưng Nguyễn Huệ, giống như chị Vương Hạnh đã đề nghị từ ban đầu. (Thế mới biết là Tôn Ngộ Không Phạm Hoàng không thề nào thoát khỏi lòng bàn tay của Phật Bà Vương Hạnh!)
Sau khi thống nhất về danh xưng, anh Hoàng đã kêu gọi mọi ngưòi, bất kể thuộc trường nào hoặc bất cứ ở đâu, hãy đóng góp tư liệu (&$ ) để tờ đặc san sớm được hình thành, miễn là cốt truyện, tài liệu và tranh ảnh không nhằm mục đích quảng bá chính trị, tôn giáo, dục tính, hay đả kích cá nhân. Trọng tâm của đặc san sẽ là những kỷ niệm, hình ảnh có liên hệ đến Phú Yên và mái trường thân yêu của chúng ta, cùng với những tác phẩm văn chương, khoa học, kỹ thuật, lịch sử, địa dư; đặc biệt là những chuyện tiếu lâm ý nhị và những mối tình thật thơ mộng.
Anh Hoàng cho biết có một số thầy đã đồng ý làm ban cố vấn cho tờ đặc san này, đó là:
1.Thầy Nguyễn Đức Giang
2.Thầy Lê Ngọc Thiều
3.Thầy Nguyễn Khoa Đằng
4.Thầy Lê Trọng Ngưng
5.Thầy Lê Quang Khanh.
Ban biên tập gồm có:
1.Phạm Hoàng (San Jose, CA)
2.Lê thị Hoài Niệm (Houston, TX)
3.Đặng Duy Nhượng (San Jose, CA)
4.Phạm Cao Hoàng (Centreville, VA)
5.Phan Ngọc Hà (Chicago, IL)
6.Trần Hoàng Thân (San Jose, CA)
7.Phạm Đức Hiền (San Jose, CA)
Nhân dịp này ban Ban đại diện Hội Ái Hữu Phú Yên cũng gởi thiệp mời đến các đồng hương gia đình và bạn hữu tham gia vào buổi Dạ tiệc Tất niên vào ngày 19 tháng 1 năm 2007. Anh Lực sẽ gởi thiệp mời đến quý thầy và các bạn, đồng thời sẵn sàng sắp xếp phương tiện cho các thầy cô và bạn hữu ở xa muốn chung vui với cộng đồng Phú yên tại San Jose. Hy vọng mọi người sẽ đến họp mặt đông đủ. Xin anh Kỳ và chị Tấm đừng lộn ngày nữa nhe. Nhớ là ngày Tây chứ không phải là ngày Ta, kẻo không lại đợi qua Tết rồi mới đến là hỏng bét.
Buổi tiệc Họp mặt Giáng Sinh kết thúc trong không khí lưu luyến và mọi người hẹn sẽ tái ngộ trong buổi Dạ Tiệc Tất Niên Bính Tuất, đồng thời mong chờ một cuộc trùng phùng “lịch sử”của toàn thể cựu giáo chức và học sinh Phú Yên tại San Jose.
(Thành thật xin lỗi quý thầy cô và các bạn vì đã làm mất thì giờ của quý vị qua bài tường thuật hơi dài. Bài này đặc biệt tặng cho thầy Đằng, người lúc nào cũng im lặng mỉm cười, nhưng rất thích đọc những bài phóng sự của học trò mình.)
San Jose, 12/12/06
Phạm Đức Hiền
Vào phút chót, qua internet, anh Kỳ cho biết, sau khi năn nỉ ỉ ôi bà xã và được sự chấp thuận của nội tướng để anh được phép thỏa mãn điều mà anh mô tả là “Thiếp trong song cửa, chàng ngoài chân mây” và “Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm đường”, thì anh mới khám phá ra là cuộc họp mặt diễn ra vào Chủ Nhật này chứ không phải là Chủ Nhật tới (oops!), nên anh không thể nào mua vé máy bay kịp để đi từ miền Đông qua miền Tây hội ngộ với thầy cô và các bạn cũ.
Sự lầm lẫn của anh Kỳ dù sao cũng còn có thể thông cảm được, chứ không như chị Tấm (người đã đổi thành họ Nguyễn vì phải ràng buộc với một người mà chị mô tả là “không có họ hàng”) giải thích qua email sự lỗi hẹn của mình là “nghe gà hóa cuốc” vì tưởng là cuộc hội ngộ sẽ diễn ra vào đầu năm tới chứ không phải là năm nay (oh oh!), nên chị đã hăng hái hứa tham dự với hy vọng sẽ có một rendez-vous hào hứng với anh Kỳ (xin đừng ai nghĩ tầm bậy tầm bạ) để bầy tỏ sự cảm kích đối với anh trong việc anh tiếp tay vận động cho ái nữ của chị là cô Dina Nguyễn Hoàng Linh vừa đắc cử Nghị viên Hội đồng thành phố Garden Grove. (Người viết rất vui mừng vì có thêm 2 người chưa già mà đã lẩm cẩm có thể sẽ tham gia vào hội đãng trí sắp được thành lập).
Ước mong chị Tấm và anh Kỳ có thể tham dự bữa tiệc tất niên của Hội Ái Hữu Phú Yên (chứ không phải là Hội Cựu Học Sinh Phú Yên) sẽ được tổ chức vào ngày 19 tháng 1 năm 2007! Chị Ngô Ái Mỹ ở Washington DC, anh Trương Minh Chính ở Maryland, chị Nguyễn Thị Thanh ở Seattle (18 Gian) và chị Kim Quy (Thừa Thiên) ở L.A., hứa, nếu sắp xếp được công việc, sẽ đến hội ngộ cố nhân. (Tính mời chị Lê Hoài Niệm làm MC không biết chị có chịu nhận hay không.)
Tuy thiếu vắng 2 nhân vật “too busy-turns-crazy” này, nhưng cuộc gặp gỡ vào hôm Chủ Nhật cũng có một số các quan khách và bạn học cũ từ các nơi khác đến, trong đó có anh Lê Tám từ tiểu bang Virginia, người mang đến một tin nóng hổi hơn nhiều so với các món ăn trong khí hậu khá lạnh lẽo của mùa Đông, đó là tin thầy Trần Xuân Ngọc, từng dậy Anh ngữ tại trường Nguyễn Huệ, vẫn còn sống, chứ chưa qua đời như một nguồn tin nói rằng gia đình thầy đã bỏ mình trên biển cả trong chuyến vượt biên vào thập niên 1980. Mọi người đã vui mừng hoan hô khi thầy Thiều thông báo tin tức do anh Tám công bố. (Hy vọng nguồn tin này, mà anh nói là nghe từ người khác, không đến từ một thành viên của Hội Đãng Trí).
Mở đầu cuộc gặp mặt nhân lễ Giáng Sinh, anh Phạm Hoàng, chủ tịch Hội Cựu Học Sinh Phú Yên, đã chào mừng thầy cô, quan khách và các bạn hữu, trong đó có cả người chồng mới được “gả” cho cô Phạm Bội Lan là anh Mark, người tình nguyện theo chế độ mẫu hệ bằng cách lấy họ Phạm của vợ. Anh Mark là người da trắng ăn chay, nhưng may mắn là có súp măng cua của chị Phước, bánh bèo của chị Lan Anh, cùng ổi xá lị của chị Hằng, nên anh đã không phải ngồi chơi xơi nước, nhìn những người khác ăn. (Tuy là một vegetarian nhưng anh Mark có thể ăn được một vài loại hải sản như tôm hoặc cua). Anh Mark từng cùng cô Lan trở về thăm Trường Nguyễn Huệ, và đã gặp thầy Giám Thị Trần Tiến Toản nhân ngày hội ngộ cựu học sinh truờng này vào năm ngoái. Anh Mark cho biết sau khi về hưu anh sẽ tìm một căn nhà tại Hòn Chùa dậy Anh văn cho những dân chài muốn vượt biên!
Tiếp lời anh Hoàng, anh Đặng Duy Nhượng, host của buổi gặp mặt lần này, cho biết, sau khi nghe tin thời tiết tiên đoán là sẽ có mưa vào Chủ Nhật, anh đã ăn chay và cử thịt, để cầu nguyện; và lời cầu xin thống thiết của anh đã làm cho ông Trời động lòng trắc ẩn, ngưng khóc, ban cho trời quang mưa tạnh, nên mọi người đã có thể đến tham dự đông đủ và ra ngoài trời để chụp hình.
Trong không khí của mùa Giáng sinh, tiếng nhạc từ chiếc keyboard vang lên qua tài trình diễn của bé Ý Nhi. Tuy mới chính thức học piano chỉ mới hơn 3 tháng, nhưng bé Ý Nhi, 8 tuổi, cháu ngoại của anh chị Nhượng đã có thể thi thố được tài năng thiên phú của mình trên những phiếm đàn qua những bản nhạc cổ điển, trong đó cả tác phẩm “Fur Elise” nổi tiếng mà nhạc sư Beethoven từng gởi gấm tâm sự của mình qua những nốt nhạc trữ tình cho người yêu Elise cách đây gần 200 năm.
Trong lúc mọi người đang thưởng thức những món ăn ngon thì 2 “thần đồng” Kevin Nguyễn, 2 tuổi, và Nicholas Nguyễn, 3 tuổi rưỡi, cháu ngoại của anh Hoàng và chị Hạnh đã giúp vui cho thực khách bằng chưong trình văn nghệ miễn phí với những bản nhạc của thiếu nhi. Điều ngạc nhiên là tuy nói chưa sõi nhưng bé Nicholas đã có thể thuộc lòng nhiều bản nhạc, trong đó có cả bản quốc ca Hoa Kỳ “Star-Spangled Banner”. Giọng hát cao và điêu luyện của bé đã khiến cho anh Mark phải thốt lên là nếu bé trình diễn trong buổi khai mạc giải Super Bowl chắc chắn sẽ được mọi người nhiệt liệt hoan hô. (Mark là fan của đội San Jose States University Football mà anh là một alumnus).
Tài năng của 2 nhạc sĩ này đã làm cho anh Phạm Đức Hiền phải e dè, nên sau vài phút do dự anh đành phải giới thiệu chưong trình văn nghệ phụ diễn mà anh nói là để vinh danh những người vợ qua những bản tình ca (anh Hiền là một công nhân của Công ty Server), mở đầu bằng tác phẩm “Mãi Mãi Bên Em” của Từ Công Phụng để tặng cho thầy cô Thiều và thầy cô Đằng là những người làm gương cho những cặp tình nhân bền vững không bao giờ có thể lay chuyển được.
Theo yêu cầu của anh Hoàng, anh Hiền đã hát lại bản “Tuy Hòa Quê Cũ” mà anh phổ nhạc từ thơ của anh Diệp Thế Hùng.
Chuơng trình văn nghệ đã được nối tiếp với gọng ca truyền cảm của anh Lực, Hội Trưởng Hội Ái Hữu Phú Yên, nhưng rất tiếc hôm nay anh phải solo vì không thể nào thuyết phục được bà xã nghỉ làm để chung vui với anh, do đó tiếng ca của anh ít truyền cảm hơn lần anh hát tặng chị Mỹ Linh trong buổi đón tiếp anh Nguyễn Tịnh tại tư gia của anh vào ngày 13 tháng 9. Bản nhạc “Trả Nợ Chồng” do anh Hiền sáng tác mà anh Lực hát để tặng cho vợ có đoạn Chú Cuội (người dụ bán mặt trăng cho Phú Ông để lấy tiền chinh phục chị Hằng và chơi stock, rồi 2 người trở nên vợ chồng, nhưng sau đó Phú Ông biết bị lừa, đòi tiền lại, nên chị Hằng phải làm nail để trả nợ cho chồng) thuật lại rằng:
Xưa vì anh bán trăng, nên thân mắc nợ hồng,
Bây giờ em cố nai lưng ong trả nợ chồng,
Cuộc đời dù bất công, nhưng em vẫn một lòng,
Anh tạ ơn em, anh tạ ơn em….
(Tôi nói nhỏ với anh Lực là nếu lần sau mà bả không chịu đi kèm thì rủ boyfriend đi chung là bả sẽ tản thần.)
Chị Phưóc, vợ anh Nhượng, thay mặt cho các bà tặng các ông, đặc biệt là ông xã, ngưòi đã từng phải lòng chị kể từ năm Đệ Lục, và sau đó 2 người đã rủ nhau lên Núi Chớp Chài xây tổ uyên ương (theo lời kể của anh Đặng Văn Khuê), bản nhạc “60 Năm Cuộc Đời”, của nhạc sĩ Y Vân; nhưng vì muốn cùng anh Nhượng quyết tâm sống cho đến khi 4 hàm răng không còn cản trở sự âu yếm của đôi tình nhân móm miệng, nên chị hát thật lớn:
Anh ơi có bao nhiêu, 90 năm cuộc đời,
Khi xa anh rồi em biết yêu thương ai,
Nên khi yêu nhau thì yêu cho trọn đời,
Anh ơi ta sống được bao!
Anh Nhượng cho biết, 2 Trung tâm Thúy Nga và Asia đã giành nhau mời vợ anh làm ca sĩ độc quyền cho chương trình văn nghệ của họ, nhưng anh đã khước từ vì không muốn vợ mê hát sẽ bỏ mình thui thủi ở nhà một mình . Anh nói rằng “thà ăn rau uống nước, còn hơn phải đợi chim thước bắc cầu!”
Chị Bích Diệp và chị Bách Hợp cũng giúp vui qua bản nhạc Mùa Thu Cho Em.
Nhân dịp cuộc hội ngộ lần này, anh Hoàng cũng đã nêu lên 2 ước vọng của hội cựu học sinh Phú Yên, đó là làm cách nào để có thể ra được một tờ đặc san như thầy Hiệu Trưởng Nguyễn Đức Giang, anh Lữ Đức Kỳ và một số các bạn đã đề nghị. Ước vọng thứ nhì là có thể tổ được một cuộc hội ngộ quy tụ toàn thể cựu giáo sư và cựu học sinh Phú Yên lưu lạc trên khắp thế giới tại thành phố San Jose ở miền bắc California trong tương lai.
Việc đầu tiên và khó khăn nhất đó là đặt tên cho tờ đặc san. Có nhiều người đề nghị những danh xưng như Đặc San Cựu Học Sinh Phú Yên, Tuy Hòa, Núi Nhạn, Sông Đà…
Đại diện cho các cựu học sinh, anh Đặng Nhượng, một trong những lão tướng của Nguyễn Huệ, nói rằng các trường nổi tiếng như Võ Trường Toản, Gia Long, Trưng Vương hoặc Chu Văn An, đều có những đặc san mang tên của họ, vì thế không lý do gì trường Nguyễn Huệ lại không thể có một tờ đặc san cho mình.
Đại diện cho các bậc trưởng thượng, thầy Lê Ngọc Thiều giải thích thêm rằng, mỗi địa phương đều có một cơ sở văn hóa chính, cho dù thành phồ lớn như Huế của tỉnh Thừa thiên thì trường Quốc Học vẫn là biểu tượng văn hóa của miền Trung; đo đó trường Nguyễn Huệ cũng là biểu tuợng giáo dục của thành phố Tuy Hòa và tỉnh Phú Yên, vì đa số những người thành danh tại tỉnh Phú Yên cũng đã từng học tại trường Nguyễn Huệ.
Để xóa tan nỗi ưu tư của anh Phạm Hoàng về việc nếu lấy tên Nguyễn Huệ thì có thể tạo ra sự cách biệt với các cựu học sinh không học tại trường này; anh Nguyễn Lực, đại diện cho Hội Ái Hữu Phú Yên lý luận rằng, Trường Nguyễn Huệ nói lớn thì không lớn mà nói nhỏ cũng không nhỏ, vì tuy lớn mà nhỏ, tuy nhỏ mà lớn. Anh giải thích rằng, nếu nói về số lượng thì số cựu học sinh Nguyễn Huệ tại miền bắc California có thể nhỏ hơn so với số người đồng hương của Hội Ái Hữu Phú Yên, nhưng nếu tính trên toàn thế giới thì những người từng học tại trường này nhiều hơn, vì nơi nào cũng có, từ Đan Mạch cho đến Pháp Quốc và Anh quốc; nên với tư cách là một cựu học sinh Bồ Đề, anh không cảm thấy có vấn đề gì đối với danh xưng Nguyễn Huệ, vì tất các học sinh tại các trường khác trong tỉnh này nếu muốn học cao lên thì thường cũng phải qua trường Nguyễn Huệ. Chị Phạm Bách Hợp, một cựu học sinh của trường Đặng Đức Tuấn cũng đồng ý với nhận xét của anh Lực.
Cuối cùng tất cả mọi người đều đồng ý chọn danh xưng Nguyễn Huệ, giống như chị Vương Hạnh đã đề nghị từ ban đầu. (Thế mới biết là Tôn Ngộ Không Phạm Hoàng không thề nào thoát khỏi lòng bàn tay của Phật Bà Vương Hạnh!)
Sau khi thống nhất về danh xưng, anh Hoàng đã kêu gọi mọi ngưòi, bất kể thuộc trường nào hoặc bất cứ ở đâu, hãy đóng góp tư liệu (&$ ) để tờ đặc san sớm được hình thành, miễn là cốt truyện, tài liệu và tranh ảnh không nhằm mục đích quảng bá chính trị, tôn giáo, dục tính, hay đả kích cá nhân. Trọng tâm của đặc san sẽ là những kỷ niệm, hình ảnh có liên hệ đến Phú Yên và mái trường thân yêu của chúng ta, cùng với những tác phẩm văn chương, khoa học, kỹ thuật, lịch sử, địa dư; đặc biệt là những chuyện tiếu lâm ý nhị và những mối tình thật thơ mộng.
Anh Hoàng cho biết có một số thầy đã đồng ý làm ban cố vấn cho tờ đặc san này, đó là:
1.Thầy Nguyễn Đức Giang
2.Thầy Lê Ngọc Thiều
3.Thầy Nguyễn Khoa Đằng
4.Thầy Lê Trọng Ngưng
5.Thầy Lê Quang Khanh.
Ban biên tập gồm có:
1.Phạm Hoàng (San Jose, CA)
2.Lê thị Hoài Niệm (Houston, TX)
4.Phạm Cao Hoàng (Centreville, VA)
5.Phan Ngọc Hà (Chicago, IL)
6.Trần Hoàng Thân (San Jose, CA)
7.Phạm Đức Hiền (San Jose, CA)
Nhân dịp này ban Ban đại diện Hội Ái Hữu Phú Yên cũng gởi thiệp mời đến các đồng hương gia đình và bạn hữu tham gia vào buổi Dạ tiệc Tất niên vào ngày 19 tháng 1 năm 2007. Anh Lực sẽ gởi thiệp mời đến quý thầy và các bạn, đồng thời sẵn sàng sắp xếp phương tiện cho các thầy cô và bạn hữu ở xa muốn chung vui với cộng đồng Phú yên tại San Jose. Hy vọng mọi người sẽ đến họp mặt đông đủ. Xin anh Kỳ và chị Tấm đừng lộn ngày nữa nhe. Nhớ là ngày Tây chứ không phải là ngày Ta, kẻo không lại đợi qua Tết rồi mới đến là hỏng bét.
Buổi tiệc Họp mặt Giáng Sinh kết thúc trong không khí lưu luyến và mọi người hẹn sẽ tái ngộ trong buổi Dạ Tiệc Tất Niên Bính Tuất, đồng thời mong chờ một cuộc trùng phùng “lịch sử”của toàn thể cựu giáo chức và học sinh Phú Yên tại San Jose.
(Thành thật xin lỗi quý thầy cô và các bạn vì đã làm mất thì giờ của quý vị qua bài tường thuật hơi dài. Bài này đặc biệt tặng cho thầy Đằng, người lúc nào cũng im lặng mỉm cười, nhưng rất thích đọc những bài phóng sự của học trò mình.)
San Jose, 12/12/06
Phạm Đức Hiền
No comments:
Post a Comment