Wednesday, December 1, 2010

NAM DU


Trưa ngày 27 tháng 3 năm 2009, một “tiểu đoàn” đại biểu gồm 5 người từ San Jose đã thực hiện một chuyến Nam Du xuống nhà của anh chị Nguyễn Quỳnh và Trần Thị Tấm.
Tiểu đoàn này gồm Đặng Duy Nhượng, Phạm Đức Hiền, Nguyễn Thị Hằng, Phan Tự Lập và Nguyễn Đình Cai.
Ngoài chị Hằng ngồi trên xe trầm ngâm nhớ đến ông chồng già và bầy cháu trẻ, 4 thằng đàn ông chúng tôi lần đầu tiên được tự do tha hồ mà nói về chuyện cũ tình xưa mà không sợ trời đánh cho méo miệng.

Ban đầu tiểu đoàn chỉ có 4 mạng, định mướn một chiếc xe 4 ghế, nhưng có anh Lập muốn được tháp tùng, nên sau sự thuyết phục của anh Cai, anh chị Nhượng đành phải hy sinh chiếc Toyota Sienna cho mọi người cùng thoải mái.

Mặc dù từ sáng
sớm còn buồn ngủ sau khi làm việc vào ban đêm, nhưng khi nhìn thấy chiếc xe còn trùm mền, tôi đã xung phong làm tài xế chở tiểu đoàn xuống nam California: Here We Go!

Khi xe bắt đầu chuyển bánh thì anh Cai, biệt danh là “Cai Dù,” và sau này tôi còn được biết thêm biệt tục danh khác là “Cai Bồ Đề” (Không biết có phải là tại anh ăn chay trường hay không !) đã tìm cách thoọc léc bà con bằng những câu chuyện vui, nên chiếc xe chạy rất êm ái trên đoạn đường dài hơn 350 miles với những tiếng cười rộn rã.
Tôi cảm thấy rất thoải mái, vì kể từ ngày có bằng lái xe, đây lần đầu tiên ngồi lái xe đường trường mà không có bà xã ngồi bên cạnh lái tôi !

Còn anh Nhượng thì tha hồ kể những mối tình lớn nhỏ của anh với sự phụ họa của anh Cai, đặc biệt là việc anh “cua” cô nữ sinh Thanh Phước bỏ học theo anh đi theo tiếng gọi của con tim xây túp lều tranh dưới chân núi Nhạn.

Chúng tôi khởi hành từ 12 giờ trưa mà mãi đến hơn 8 giờ tối mới đến được nhà của anh chị Quỳnh Tấm, người mà tôi hay gọi là “Cái Tấm” vì thấy lúc nào cô nàng cũng trẻ trung như hồi còn đi học.

Ngoại trừ 3 lần ngừng tại quán ăn và tại cây xăng để đổ xăng và "thăm Bác" trong restroom, tiểu đoàn chúng tôi đã ngồi trên xe hơn 8 tiếng đồng hồ mà không hề thấy mỏi mệt một chút nào, cám ơn cái xe và anh Cai!

Vì xe mới, nên anh Nhương chưa rành set navigator, nên khi đến đường Westminster thì xe liền ngưng không chịu chỉ đường tiếp, và vì trời tối nên chúng tôi đành phải tấp vào Home Depot ở gần đó rồi gọi điện thoại gọi cái Tấm ra đón.

Cũng may là tiệm Phở Quang Trung (“con” của Nguyễn Huệ) còn mở cửa, nên chúng tôi bèn vào sực một chầu trước khi chị Hằng về nhà chị Tấm, còn 3 anh em chúng tôi vào một khách sạn gần đó để ngủ qua đêm. (Anh Lập được bà con đón về nhà quen)
Hình bên Cai, Nhượng, Hiền, Tấm và Hằng
Họp Mặt Tại Nhà anh chị Quỳnh + Tấm
Sáng hôm sau, 28 tháng 3, anh Cai đãi chúng tôi một chầu cơm tại “Bồ Đề Tịnh Tâm Chay” (Vì tối hôm qua anh Cai ăn phở ngó!).

Đúng 11 giờ trưa, chúng tôi có mặt tại nhà của anh chị Quỳnh Tấm, và trong lúc chúng tôi ngắm những chậu cây cảnh và hồ cá trong khu địa đàng mà anh tạo nên chung quanh tổ ấm của anh chị, thì Thầy Nguyễn Đức Giang từ Đan Mạch gọi đến.

Ban đầu cái Tấm không biết ai gọi, nhưng nghe giọng Huế thì cô nàng cũng bày đặt nói tiếng Huế để hỏi thăm, nhưng bị thầy chê là nói giọng Huế quá dở, nên cô nàng đành phải lòi cái đuôi Bắc Kỳ của mình ra.

Tuy lúc này tại Đan Mạch là khoảng 9 giờ tối, nhưng thầy vẫn thức để chờ được nói chuyện với những học trò cũ của mình. Thầy Giang lúc nào cũng quan tâm đến học sinh Nguyễn Huệ, nơi thầy từng làm Hiệu trưởng trong gần 10 năm (1963-1971). Chính thầy là người đã hối thúc chúng tôi ra đặc san và tổ chức đại hội cựu học sinh Nguyễn Huệ. Chúng tôi đã cầu chúc cho thầy có đủ sức khỏe để hội ngộ cùng học trò cũ của mình vào mùa Hè này. Cám ơn thầy Giang rất nhiều!

Đúng theo lịch trình ấn định, sau khi được gia đình chủ nhà khoản đãi buổi ăn trưa ngon miệng, chúng tôi đã bắt đầu cuộc hội thảo vào lúc 1 giờ trưa với gần 20 người tham dự.

Sau lời chào đón của chủ nhà, những người tham dự đã lần lượt đứng lên tự giới thiệu. Không khí đã trở nên vui nhộn khi mọi người nhớ lại những biệt danh thời còn đi học, trong đó có những biệt danh tuy hơi “kì kục”, nhưng làm cho mọi người hồi tưởng những ngày của tuổi nhất quỷ nhì ma…

Chúng tôi cũng vô cùng cảm ơn thầy Lê Ngọc Thiều, dù không thể tháp tùng với chúng tôi thực hiện chuyến Nam Du, nhưng thầy đã gọi điện thoại mời những học trò cũ của mình đến tham dự trong đó có anh Thái Vân (mà hồi còn đi học thường được gọi là…Thái Thận), và anh Cái Hùng Chi (tên hồi còn đi học là….“Cái Do”!)…

Khai mạc cho buổi họp, anh Đặng Duy Nhượng trình bầy sơ lược về mục tiêu của cuộc hội ngộ là tạo một nhịp cầu tương giao giữa thầy cô cũ và bạn xưa; anh cũng kêu gọi mọi người tùy theo hoàn cảnh và khả năng hãy hăng hái hợp tác để cho cuộc hội ngộ đầu tiên được thành công tốt đẹp.

Để tạo không khí vui tươi cho buổi họp, anh Cai cũng đã thuật lại cuộc hành trình của chúng tôi, trong đó anh có “méc” lại là trên xe anh Nhượng có nhắc đến những người đẹp thời còn đi học như chị Lê Thị Chính, chị Nguyễn Thị Nghiêm và chị Nguyện Thị Út.., là những người vẫn còn xuân sắc hiện diện trong buổi họp này, khiến cho mọi người cùng vui cười thoải mái (Rất may là chị Thanh Phước không đi theo). Đặc biệt bà xã của anh Hiệp là chị Hằng (nhỏ) đã nhận chị Hằng (lớn) là cô, sau khi tôi giới thiệu chị Hằng lớn là vợ của anh Lãm, vì anh Lãm là bạn với thân phụ của chị Hằng nhỏ.

Không khí trở nên nghiêm trang hơn, khi mọi người bắt đầu bàn về mục tiêu chính của chuyến Nam Du.
Sau khi tham khảo ý kiến, các anh chị đã đồng ý gọi danh xưng của nhóm là:

“HỘI CỰU HỌC SINH NGUYỄN HUỆ PHÚ YÊN”,

và danh xưng ngày đại hội là:

“ĐẠI HỘI CỰU HỌC SINH NGUYỄN HUỆ PHÚ YÊN 2009”.

Ngày đại hội: ngày 10, 11, và 12 tháng 7 năm 2009 (nhằm Thứ Sáu, Thứ Bảy và Chủ Nhật) với lịch trình như sau:
Thứ sáu 10 tháng 7: Tiền Đại Hội: nếu dưới 50 người sẽ tổ chức tại nhà của anh chị Quỳnh Tấm (Chi tiết sẽ được phổ biến sau).
Thứ Bảy 11 tháng 7: Họp Mặt Chính tại hội trường hoặc nhà hàng. Nếu có thể, chúng ta sẽ mướn một hội trường của một khách sạn, để quý thầy cô và các bạn có thể tạm trú tại đây trong lúc tham gia ngày họp mặt. Theo ý kiến của mọi người thì thuê hội trường trong khách sạn thuận tiện hơn, vì ngoài giờ hội họp, chúng ta cũng có thể gặp nhau để chuyện trò và tâm sự. Anh Trần Đình Hiệp đề nghị là quý vị nào từ xa đến nên đáp xuống phi trường John Wayne, sẽ không bị kẹt xe, và tiện cho Ban Tổ Chức đi đón hơn là phi trường LA. Anh Hiệp cho biết là anh sẵn sàng là tài xế miễn phí rước quý thầy cô và các bạn đến khách sạn hoặc đến nhà của người quen. Xin quý thầy cô và các bạn vui lòng báo trước một vài tuần để anh sắp xếp lịch trình. Buổi tối sẽ có Dạ Tiệc, Văn Nghệ và Khiêu Vũ tại nhà hàng.
Chủ Nhật 12 tháng 7: Hậu Đại Hội: Tham dự Picnic Hè của Hội Đồng Hương Phú Yên (optional) hoặc tổ chức các nhóm du ngoạn riêng đến viếng thăm những danh lam thắng cảnh ở miền nam California, hoặc đi mua sằm đồ lưu niệm...
Tiếp theo, các hội thảo viên đã bầu ra ban tổ chức với các thành phần sau đây.
Trường Ban Tổ Chức: Đặng Duy Nhượng
Phó Ban Tổ chức Nội vụ: Cao Thị Cảo Thơm
Phó Ban Tổ chức Ngoại Vụ: Trần Đình Hiệp
Ban Cố Vấn: Nguyễn Đình Cai, Võ Trọng Khanh.
Ban Truyền Thông và Nhiếp Ảnh: Phạm Đức Hiền
Ban Trật Tự: Thái Vân, Phan Tự Lập,
Ban Khánh Tiết: Đỗ Ngọc Huỳnh, Cái Hùng Chi…
Ban Văn Nghệ: Phạm Ngọc Đăng, Phan Thị Tuyết.
Ban Tài Chánh: Nguyễn Thị Hằng, Trần Thị Tấm, Hoàng Trọng Nghĩa, Đặng Ngọc Bổng, Nguyễn Quốc Khánh, Cái Hùng Chi…
Ban Tiếp Tân: Trần Thị Tấm, Lê Thị Chính, Nguyễn Thị Nghiêm, Trần Thị Túy Hoa, Nguyễn Thị Út, Trần Thị Mỹ Hằng…
Tất cả mọi người tham gia buổi họp đã tình nguyện đảm trách những công việc cần thiết cho việc tổ chức đại hội; đặc biệt anh Nguyễn Quỳnh, phu quân của chị Trần Thị Tấm, đã xung phong đảm trách việc tìm hội trường hoặc nhà hàng thích hợp theo yêu cầu của ban tổ chức.
còn buồn ngủ sau khi làm việc vào ban đêm, nhưng khi nhìn thấy chiếc xe còn trùm mền, tôi đã xung phong làm tài xế chở tiểu đoàn xuống nam California: Here We Go!

Khi xe bắt đầu chuyển bánh thì anh Cai, biệt danh là “Cai Dù,” và sau này tôi còn được biết thêm biệt tục danh khác là “Cai Bồ Đề” (Không biết có phải là tại anh ăn chay trường hay không !) đã tìm cách thoọc léc bà con bằng những câu chuyện vui, nên chiếc xe chạy rất êm ái trên đoạn đường dài hơn 350 miles với những tiếng cười rộn rã.
Tôi cảm thấy rất thoải mái, vì kể từ ngày có bằng lái xe, đây lần đầu tiên ngồi lái xe đường trường mà không có bà xã ngồi bên cạnh lái tôi !

Còn anh Nhượng thì tha hồ kể những mối tình lớn nhỏ của anh với sự phụ họa của anh Cai, đặc biệt là việc anh “cua” cô nữ sinh Thanh Phước bỏ học theo anh đi theo tiếng gọi của con tim xây túp lều tranh dưới chân núi Nhạn.

Chúng tôi khởi hành từ 12 giờ trưa mà mãi đến hơn 8 giờ tối mới đến được nhà của anh chị Quỳnh Tấm, người mà tôi hay gọi là “Cái Tấm” vì thấy lúc nào cô nàng cũng trẻ trung như hồi còn đi học.

Ngoại trừ 3 lần ngừng tại quán ăn và tại cây xăng để đổ xăng và "thăm Bác" trong restroom, tiểu đoàn chúng tôi đã ngồi trên xe hơn 8 tiếng đồng hồ mà không hề thấy mỏi mệt một chút nào, cám ơn cái xe và anh Cai!

Vì xe mới, nên anh Nhương chưa rành set navigator, nên khi đến đường Westminster thì xe liền ngưng không chịu chỉ đường tiếp, và vì trời tối nên chúng tôi đành phải tấp vào Home Depot ở gần đó rồi gọi điện thoại gọi cái Tấm ra đón.

Cũng may là tiệm Phở Quang Trung (“con” của Nguyễn Huệ) còn mở cửa, nên chúng tôi bèn vào sực một chầu trước khi chị Hằng về nhà chị Tấm, còn 3 anh em chúng tôi vào một khách sạn gần đó để ngủ qua đêm. (Anh Lập được bà con đón về nhà quen)
Hình bên Cai, Nhượng, Hiền, Tấm và Hằng
Họp Mặt Tại Nhà anh chị Quỳnh + Tấm
Sáng hôm sau, 28 tháng 3, anh Cai đãi chúng tôi một chầu cơm tại “Bồ Đề Tịnh Tâm Chay” (Vì tối hôm qua anh Cai ăn phở ngó!).

Đúng 11 giờ trưa, chúng tôi có mặt tại nhà của anh chị Quỳnh Tấm, và trong lúc chúng tôi ngắm những chậu cây cảnh và hồ cá trong khu địa đàng mà anh tạo nên chung quanh tổ ấm của anh chị, thì Thầy Nguyễn Đức Giang từ Đan Mạch gọi đến.

Ban đầu cái Tấm không biết ai gọi, nhưng nghe giọng Huế thì cô nàng cũng bày đặt nói tiếng Huế để hỏi thăm, nhưng bị thầy chê là nói giọng Huế quá dở, nên cô nàng đành phải lòi cái đuôi Bắc Kỳ của mình ra.

Tuy lúc này tại Đan Mạch là khoảng 9 giờ tối, nhưng thầy vẫn thức để chờ được nói chuyện với những học trò cũ của mình. Thầy Giang lúc nào cũng quan tâm đến học sinh Nguyễn Huệ, nơi thầy từng làm Hiệu trưởng trong gần 10 năm (1963-1971). Chính thầy là người đã hối thúc chúng tôi ra đặc san và tổ chức đại hội cựu học sinh Nguyễn Huệ. Chúng tôi đã cầu chúc cho thầy có đủ sức khỏe để hội ngộ cùng học trò cũ của mình vào mùa Hè này. Cám ơn thầy Giang rất nhiều!

Đúng theo lịch trình ấn định, sau khi được gia đình chủ nhà khoản đãi buổi ăn trưa ngon miệng, chúng tôi đã bắt đầu cuộc hội thảo vào lúc 1 giờ trưa với gần 20 người tham dự.

Sau lời chào đón của chủ nhà, những người tham dự đã lần lượt đứng lên tự giới thiệu. Không khí đã trở nên vui nhộn khi mọi người nhớ lại những biệt danh thời còn đi học, trong đó có những biệt danh tuy hơi “kì kục”, nhưng làm cho mọi người hồi tưởng những ngày của tuổi nhất quỷ nhì ma…

Chúng tôi cũng vô cùng cảm ơn thầy Lê Ngọc Thiều, dù không thể tháp tùng với chúng tôi thực hiện chuyến Nam Du, nhưng thầy đã gọi điện thoại mời những học trò cũ của mình đến tham dự trong đó có anh Thái Vân (mà hồi còn đi học thường được gọi là…Thái Thận), và anh Cái Hùng Chi (tên hồi còn đi học là….“Cái Do”!)…

Khai mạc cho buổi họp, anh Đặng Duy Nhượng trình bầy sơ lược về mục tiêu của cuộc hội ngộ là tạo một nhịp cầu tương giao giữa thầy cô cũ và bạn xưa; anh cũng kêu gọi mọi người tùy theo hoàn cảnh và khả năng hãy hăng hái hợp tác để cho cuộc hội ngộ đầu tiên được thành công tốt đẹp.

Để tạo không khí vui tươi cho buổi họp, anh Cai cũng đã thuật lại cuộc hành trình của chúng tôi, trong đó anh có “méc” lại là trên xe anh Nhượng có nhắc đến những người đẹp thời còn đi học như chị Lê Thị Chính, chị Nguyễn Thị Nghiêm và chị Nguyện Thị Út.., là những người vẫn còn xuân sắc hiện diện trong buổi họp này, khiến cho mọi người cùng vui cười thoải mái (Rất may là chị Thanh Phước không đi theo). Đặc biệt bà xã của anh Hiệp là chị Hằng (nhỏ) đã nhận chị Hằng (lớn) là cô, sau khi tôi giới thiệu chị Hằng lớn là vợ của anh Lãm, vì anh Lãm là bạn với thân phụ của chị Hằng nhỏ.

Không khí trở nên nghiêm trang hơn, khi mọi người bắt đầu bàn về mục tiêu chính của chuyến Nam Du.
Sau khi tham khảo ý kiến, các anh chị đã đồng ý gọi danh xưng của nhóm là:

“HỘI CỰU HỌC SINH NGUYỄN HUỆ PHÚ YÊN”,

và danh xưng ngày đại hội là:

“ĐẠI HỘI CỰU HỌC SINH NGUYỄN HUỆ PHÚ YÊN 2009”.

Ngày đại hội: ngày 10, 11, và 12 tháng 7 năm 2009 (nhằm Thứ Sáu, Thứ Bảy và Chủ Nhật) với lịch trình như sau:
Thứ sáu 10 tháng 7: Tiền Đại Hội: nếu dưới 50 người sẽ tổ chức tại nhà của anh chị Quỳnh Tấm (Chi tiết sẽ được phổ biến sau).
Thứ Bảy 11 tháng 7: Họp Mặt Chính tại hội trường hoặc nhà hàng. Nếu có thể, chúng ta sẽ mướn một hội trường của một khách sạn, để quý thầy cô và các bạn có thể tạm trú tại đây trong lúc tham gia ngày họp mặt. Theo ý kiến của mọi người thì thuê hội trường trong khách sạn thuận tiện hơn, vì ngoài giờ hội họp, chúng ta cũng có thể gặp nhau để chuyện trò và tâm sự. Anh Trần Đình Hiệp đề nghị là quý vị nào từ xa đến nên đáp xuống phi trường John Wayne, sẽ không bị kẹt xe, và tiện cho Ban Tổ Chức đi đón hơn là phi trường LA. Anh Hiệp cho biết là anh sẵn sàng là tài xế miễn phí rước quý thầy cô và các bạn đến khách sạn hoặc đến nhà của người quen. Xin quý thầy cô và các bạn vui lòng báo trước một vài tuần để anh sắp xếp lịch trình. Buổi tối sẽ có Dạ Tiệc, Văn Nghệ và Khiêu Vũ tại nhà hàng.
Chủ Nhật 12 tháng 7: Hậu Đại Hội: Tham dự Picnic Hè của Hội Đồng Hương Phú Yên (optional) hoặc tổ chức các nhóm du ngoạn riêng đến viếng thăm những danh lam thắng cảnh ở miền nam California, hoặc đi mua sằm đồ lưu niệm...
Tiếp theo, các hội thảo viên đã bầu ra ban tổ chức với các thành phần sau đây.
Trường Ban Tổ Chức: Đặng Duy Nhượng
Phó Ban Tổ chức Nội vụ: Cao Thị Cảo Thơm
Phó Ban Tổ chức Ngoại Vụ: Trần Đình Hiệp
Ban Cố Vấn: Nguyễn Đình Cai, Võ Trọng Khanh.
Ban Truyền Thông và Nhiếp Ảnh: Phạm Đức Hiền
Ban Trật Tự: Thái Vân, Phan Tự Lập,
Ban Khánh Tiết: Đỗ Ngọc Huỳnh, Cái Hùng Chi…
Ban Văn Nghệ: Phạm Ngọc Đăng, Phan Thị Tuyết.
Ban Tài Chánh: Nguyễn Thị Hằng, Trần Thị Tấm, Hoàng Trọng Nghĩa, Đặng Ngọc Bổng, Nguyễn Quốc Khánh, Cái Hùng Chi…
Ban Tiếp Tân: Trần Thị Tấm, Lê Thị Chính, Nguyễn Thị Nghiêm, Trần Thị Túy Hoa, Nguyễn Thị Út, Trần Thị Mỹ Hằng…
Tất cả mọi người tham gia buổi họp đã tình nguyện đảm trách những công việc cần thiết cho việc tổ chức đại hội; đặc biệt anh Nguyễn Quỳnh, phu quân của chị Trần Thị Tấm, đã xung phong đảm trách việc tìm hội trường hoặc nhà hàng thích hợp theo yêu cầu của ban tổ chức.
còn buồn ngủ sau khi làm việc vào ban đêm, nhưng khi nhìn thấy chiếc xe còn trùm mền, tôi đã xung phong làm tài xế chở tiểu đoàn xuống nam California: Here We Go!

Khi xe bắt đầu chuyển bánh thì anh Cai, biệt danh là “Cai Dù,” và sau này tôi còn được biết thêm biệt tục danh khác là “Cai Bồ Đề” (Không biết có phải là tại anh ăn chay trường hay không !) đã tìm cách thoọc léc bà con bằng những câu chuyện vui, nên chiếc xe chạy rất êm ái trên đoạn đường dài hơn 350 miles với những tiếng cười rộn rã.
Tôi cảm thấy rất thoải mái, vì kể từ ngày có bằng lái xe, đây lần đầu tiên ngồi lái xe đường trường mà không có bà xã ngồi bên cạnh lái tôi !

Còn anh Nhượng thì tha hồ kể những mối tình lớn nhỏ của anh với sự phụ họa của anh Cai, đặc biệt là việc anh “cua” cô nữ sinh Thanh Phước bỏ học theo anh đi theo tiếng gọi của con tim xây túp lều tranh dưới chân núi Nhạn.

Chúng tôi khởi hành từ 12 giờ trưa mà mãi đến hơn 8 giờ tối mới đến được nhà của anh chị Quỳnh Tấm, người mà tôi hay gọi là “Cái Tấm” vì thấy lúc nào cô nàng cũng trẻ trung như hồi còn đi học.

Ngoại trừ 3 lần ngừng tại quán ăn và tại cây xăng để đổ xăng và "thăm Bác" trong restroom, tiểu đoàn chúng tôi đã ngồi trên xe hơn 8 tiếng đồng hồ mà không hề thấy mỏi mệt một chút nào, cám ơn cái xe và anh Cai!

Vì xe mới, nên anh Nhương chưa rành set navigator, nên khi đến đường Westminster thì xe liền ngưng không chịu chỉ đường tiếp, và vì trời tối nên chúng tôi đành phải tấp vào Home Depot ở gần đó rồi gọi điện thoại gọi cái Tấm ra đón.

Cũng may là tiệm Phở Quang Trung (“con” của Nguyễn Huệ) còn mở cửa, nên chúng tôi bèn vào sực một chầu trước khi chị Hằng về nhà chị Tấm, còn 3 anh em chúng tôi vào một khách sạn gần đó để ngủ qua đêm. (Anh Lập được bà con đón về nhà quen)
Hình bên Cai, Nhượng, Hiền, Tấm và Hằng
Họp Mặt Tại Nhà anh chị Quỳnh + Tấm
Sáng hôm sau, 28 tháng 3, anh Cai đãi chúng tôi một chầu cơm tại “Bồ Đề Tịnh Tâm Chay” (Vì tối hôm qua anh Cai ăn phở ngó!).

Đúng 11 giờ trưa, chúng tôi có mặt tại nhà của anh chị Quỳnh Tấm, và trong lúc chúng tôi ngắm những chậu cây cảnh và hồ cá trong khu địa đàng mà anh tạo nên chung quanh tổ ấm của anh chị, thì Thầy Nguyễn Đức Giang từ Đan Mạch gọi đến.

Ban đầu cái Tấm không biết ai gọi, nhưng nghe giọng Huế thì cô nàng cũng bày đặt nói tiếng Huế để hỏi thăm, nhưng bị thầy chê là nói giọng Huế quá dở, nên cô nàng đành phải lòi cái đuôi Bắc Kỳ của mình ra.

Tuy lúc này tại Đan Mạch là khoảng 9 giờ tối, nhưng thầy vẫn thức để chờ được nói chuyện với những học trò cũ của mình. Thầy Giang lúc nào cũng quan tâm đến học sinh Nguyễn Huệ, nơi thầy từng làm Hiệu trưởng trong gần 10 năm (1963-1971). Chính thầy là người đã hối thúc chúng tôi ra đặc san và tổ chức đại hội cựu học sinh Nguyễn Huệ. Chúng tôi đã cầu chúc cho thầy có đủ sức khỏe để hội ngộ cùng học trò cũ của mình vào mùa Hè này. Cám ơn thầy Giang rất nhiều!

Đúng theo lịch trình ấn định, sau khi được gia đình chủ nhà khoản đãi buổi ăn trưa ngon miệng, chúng tôi đã bắt đầu cuộc hội thảo vào lúc 1 giờ trưa với gần 20 người tham dự.

Sau lời chào đón của chủ nhà, những người tham dự đã lần lượt đứng lên tự giới thiệu. Không khí đã trở nên vui nhộn khi mọi người nhớ lại những biệt danh thời còn đi học, trong đó có những biệt danh tuy hơi “kì kục”, nhưng làm cho mọi người hồi tưởng những ngày của tuổi nhất quỷ nhì ma…

Chúng tôi cũng vô cùng cảm ơn thầy Lê Ngọc Thiều, dù không thể tháp tùng với chúng tôi thực hiện chuyến Nam Du, nhưng thầy đã gọi điện thoại mời những học trò cũ của mình đến tham dự trong đó có anh Thái Vân (mà hồi còn đi học thường được gọi là…Thái Thận), và anh Cái Hùng Chi (tên hồi còn đi học là….“Cái Do”!)…

Khai mạc cho buổi họp, anh Đặng Duy Nhượng trình bầy sơ lược về mục tiêu của cuộc hội ngộ là tạo một nhịp cầu tương giao giữa thầy cô cũ và bạn xưa; anh cũng kêu gọi mọi người tùy theo hoàn cảnh và khả năng hãy hăng hái hợp tác để cho cuộc hội ngộ đầu tiên được thành công tốt đẹp.

Để tạo không khí vui tươi cho buổi họp, anh Cai cũng đã thuật lại cuộc hành trình của chúng tôi, trong đó anh có “méc” lại là trên xe anh Nhượng có nhắc đến những người đẹp thời còn đi học như chị Lê Thị Chính, chị Nguyễn Thị Nghiêm và chị Nguyện Thị Út.., là những người vẫn còn xuân sắc hiện diện trong buổi họp này, khiến cho mọi người cùng vui cười thoải mái (Rất may là chị Thanh Phước không đi theo). Đặc biệt bà xã của anh Hiệp là chị Hằng (nhỏ) đã nhận chị Hằng (lớn) là cô, sau khi tôi giới thiệu chị Hằng lớn là vợ của anh Lãm, vì anh Lãm là bạn với thân phụ của chị Hằng nhỏ.

Không khí trở nên nghiêm trang hơn, khi mọi người bắt đầu bàn về mục tiêu chính của chuyến Nam Du.
Sau khi tham khảo ý kiến, các anh chị đã đồng ý gọi danh xưng của nhóm là:

“HỘI CỰU HỌC SINH NGUYỄN HUỆ PHÚ YÊN”,

và danh xưng ngày đại hội là:

“ĐẠI HỘI CỰU HỌC SINH NGUYỄN HUỆ PHÚ YÊN 2009”.

Ngày đại hội: ngày 10, 11, và 12 tháng 7 năm 2009 (nhằm Thứ Sáu, Thứ Bảy và Chủ Nhật) với lịch trình như sau:
Thứ sáu 10 tháng 7: Tiền Đại Hội: nếu dưới 50 người sẽ tổ chức tại nhà của anh chị Quỳnh Tấm (Chi tiết sẽ được phổ biến sau).
Thứ Bảy 11 tháng 7: Họp Mặt Chính tại hội trường hoặc nhà hàng. Nếu có thể, chúng ta sẽ mướn một hội trường của một khách sạn, để quý thầy cô và các bạn có thể tạm trú tại đây trong lúc tham gia ngày họp mặt. Theo ý kiến của mọi người thì thuê hội trường trong khách sạn thuận tiện hơn, vì ngoài giờ hội họp, chúng ta cũng có thể gặp nhau để chuyện trò và tâm sự. Anh Trần Đình Hiệp đề nghị là quý vị nào từ xa đến nên đáp xuống phi trường John Wayne, sẽ không bị kẹt xe, và tiện cho Ban Tổ Chức đi đón hơn là phi trường LA. Anh Hiệp cho biết là anh sẵn sàng là tài xế miễn phí rước quý thầy cô và các bạn đến khách sạn hoặc đến nhà của người quen. Xin quý thầy cô và các bạn vui lòng báo trước một vài tuần để anh sắp xếp lịch trình. Buổi tối sẽ có Dạ Tiệc, Văn Nghệ và Khiêu Vũ tại nhà hàng.
Chủ Nhật 12 tháng 7: Hậu Đại Hội: Tham dự Picnic Hè của Hội Đồng Hương Phú Yên (optional) hoặc tổ chức các nhóm du ngoạn riêng đến viếng thăm những danh lam thắng cảnh ở miền nam California, hoặc đi mua sằm đồ lưu niệm...
Tiếp theo, các hội thảo viên đã bầu ra ban tổ chức với các thành phần sau đây.
Trường Ban Tổ Chức: Đặng Duy Nhượng
Phó Ban Tổ chức Nội vụ: Cao Thị Cảo Thơm
Phó Ban Tổ chức Ngoại Vụ: Trần Đình Hiệp
Ban Cố Vấn: Nguyễn Đình Cai, Võ Trọng Khanh.
Ban Truyền Thông và Nhiếp Ảnh: Phạm Đức Hiền
Ban Trật Tự: Thái Vân, Phan Tự Lập,
Ban Khánh Tiết: Đỗ Ngọc Huỳnh, Cái Hùng Chi…
Ban Văn Nghệ: Phạm Ngọc Đăng, Phan Thị Tuyết.
Ban Tài Chánh: Nguyễn Thị Hằng, Trần Thị Tấm, Hoàng Trọng Nghĩa, Đặng Ngọc Bổng, Nguyễn Quốc Khánh, Cái Hùng Chi…
Ban Tiếp Tân: Trần Thị Tấm, Lê Thị Chính, Nguyễn Thị Nghiêm, Trần Thị Túy Hoa, Nguyễn Thị Út, Trần Thị Mỹ Hằng…
Tất cả mọi người tham gia buổi họp đã tình nguyện đảm trách những công việc cần thiết cho việc tổ chức đại hội; đặc biệt anh Nguyễn Quỳnh, phu quân của chị Trần Thị Tấm, đã xung phong đảm trách việc tìm hội trường hoặc nhà hàng thích hợp theo yêu cầu của ban tổ chức. Anh Quỳnh không những khéo tay mà còn rất hoạt bát, việc gì anh cũng có thể làm một cách xuất sắc.
Hàng trên: Thái Vân, Cái Hùng Chi, Đỗ Ngọc Huỳnh, Trần Túy Hoa, Trần Mỹ Hằng, Trần Đình Hiệp, Nguyễn Thị Nghiêm, Trần Thị Tấm, Nguyễn Thị Hằng, Chị Lê Thị Chính, Chị Khanh, Cao Thị Cảo Thơm, Nguyễn Thị Út. Hàng Dưới: Phan Tự Lập, Nguyễn Đình Cai, Võ Trọng Khanh, Đặng Duy Nhượng và Nguyễn Quỳnh.
Anh Quỳnh không những khéo tay mà còn rất hoạt bát, việc gì anh cũng có thể làm một cách xuất sắc.

Chúng tôi đang liên lạc với một số bạn khác mời làm cố vấn cho ban tổ chức như các anh Lữ Đức Kỳ, Hàn Tài Nguyên, Đặng Ngọc Hiển, Phạm Phích, và Trần Tử Hòa…
Chúng tôi sẽ cập nhật lại danh sách này sau khi tham khảo với quý thầy cô và các bạn khác.

Sau khi kết thúc phiên họp, chị Lê Thị Chính, tức tiểu muội của Thầy Lê Duy Long, cựu giáo sư Thể Dục tại trường Nguyễn Huệ, đã mời các bạn sang viếng thăm vườn địa đàng của chị.

Chị Tấm thuật lại rằng: trước kia ngôi vườn sau nhà chị Chính chỉ là một đám cỏ dại, chủ nhà chẳng màng săn sóc vì mang tâm trạng ủ dột, ngay cả diện mạo cũng chẳng quan tâm. Nhưng kể từ khi chị phải lòng anh chàng “Phong Lan”, cuộc đời của chị đã hoàn toàn thay đổi, chị bỗng vui tươi, hoạt bát và thân thiện với tất cả mọi người; ngay cả nhũng chậu cây cảnh cũng được chi đặc biệt quan tâm. Bước vào căn nhà xinh xắn của chị, mọi người được ngửi mùi thơm ngát của những đóa hoa hoàng lan. Phía sau vườn, ngoài hồ cá có những con Khoi lớn bằng bắp chuối và 2 con nai nằm trên sân, du khách được thưởng lãm đủ các loại lan. Trong khu vườn này còn có nhiều loại cây trái khác, như ổi, chuối, mãng cầu…đặc biệt có một cây chanh mà chị gọi là chanh… ngọt, nhưng anh Cai đặt tên là “Chanh Vô Duyên”; anh giải thích là nếu ai muốn pha một chén nước mắm mà lấy quả chanh này vắt nước vào thì đúng là… “zô ziên”—(Có muốn ăn “củng” vào cái đầu hói của anh không hả anh Cai…Dù? !)

Họp mặt tại nhà anh Đặng Ngọc Bổng:
Sau khi nghe tiểu đoàn từ Bắc California thực hiện cuộc “Nam Chinh” anh Đặng Ngọc Bổng (Tiệm Vải Ngọc Cư), còn có biệt danh là “Bổng Cà” đã ưu ái mời phái đoàn đến nhà anh thưởng thức món BBQ do anh tự ướp và nướng, để chiêu đãi bạn cũ và cũng để đền bù việc anh đã không thể đến tham dự cuộc họp vì bận công việc sinh nhai.

Anh Bổng là người từng giúp đỡ cho gia đình của anh Trần Văn Nghĩa và chị Phan Thị Hạnh từ Việt Nam sang ở nhờ nhà anh trong 4 tháng trời để săn sóc cho con trai là Trần Văn Nhân bị tai nạn xe hơi và đã từ trần vào mùa Hè năm ngoái.

Chúng tôi đã được anh Ngọc Bổng và chị Nguyệt Thắng chiêu đãi vô cùng nồng hậu.
Đặng Ngọc Bổng, Phạm Đức Hiền, Trần Đức Lai, Cái Hùng Chi, Hoàng Trọng Nghĩa, Nguyễn Quốc Khánh, Đặng Duy Nhương, Nguyễn Đình Cai, Hàng Ái Nga.

Tại đây chúng tôi được gặp lại nhũng người bạn cũ cách xa nhau hơn 40 năm, trong đó có anh Trần Đức Lai, người từng học chung từ lớp Tư ở trường Nam Tuy Hòa. Không còn gì vui bằng gặp lại những người bạn từ thuở còn thơ, là lúc mà chúng tôi thường mang tên bố mẹ ra để gọi và để chọc nhau.

Dù bận rộn nhưng anh Hoàng Trọng Nghĩa cũng đã cố gắng đến gặp lại những người bạn cũ. Anh Nghĩa (cựu Thiếu tá Không quân) là một trong những người thuộc lớp của tôi lên được cấp bực cao nhất mà không bị xanh cỏ.
Đúng theo lời hứa, anh Lê Văn Trung, em của anh Lê Văn Bộ, cũng đã mang một chai Remy Martin đến đãi anh em miền bắc, nhưng anh cũng nhắc nhở là đừng lái xe, nếu mà bị Cảnh sát chặn lại là coi như toi cái mạng ruồi!

Người đáng vinh danh nhất là anh Nguyễn Quốc Khánh (con ông Phụng), dù suốt ngày phải đi bỏ thư, cũng đã lái xe cả tiếng đồng hồ chở cô vợ Tàu từ Los Angeles đến Westminster để chào đón đoàn Bắc Cali. Tôi hỏi cô Ái Nga hồi xưa mấy cô gái Tàu đâu có chịu lấy mấy chàng An Nam Mít nhưng tại sao cô lại lấy Khánh thì cổ nói là vì Khánh nói chữ “ngổ ái nỉ…ỉ…nghe thật dễ thương. Cô nói cô cũng hận mấy thằng Tàu ỉ lớn ăn hiếp Việt Nam.

Bị Trần Đức Lai chọc quê gọi tên Phụng, tức thân phụ của Khánh, nên Khánh cứ theo Bổng hỏi tên cha của Lai là gì để chọc lại, nhưng Bổng không nói, làm cu cậu tức điên người lên. Thật không ngờ những thằng bạn hơn 60 tuổi ngồi với nhau vẫn còn chọc phá nhau như hồi còn lớp 3, lớp 4. Bao nhiêu kỷ niệm bừng sống dậy; có tiền cũng chẳng mua được.
Tôi còn nhớ khi còn đi học, mấy thằng bạn hay chọc quê Bổng, chúng nói: có lần bà già của Bổng sai Bổng ra ngôi chợ chồm hổm ở sau nhà ông Ba Màu mua nửa con gà, nhưng khi Bổng mang nửa con gà về nhà thì nó thành một món gà…bằm. Chuyện nó là như thế này: Thay vì nói với bà bán gà là chặt cho nửa con gà thì Bổng nói: chặt.. chặt… chặt…nửa… nửa… nửa… thế là bà bán gà cứ tha hồ mà chặt !....

Trong lúc chuyện trò, có người hỏi tại sao hồi còn đi học Bổng hay “cà, mà bây giờ hết cà rồi thì Bổng cho biết, trước kia anh chàng cũng đã từng được nhiều người chỉ bảo mọi cách, trong đó có người bảo phải lặn xuống nước nín thở để tập nói, và Bổng cũng đã làm theo nhưng không thành công…

Có một lần Bổng ở nhà một người chú, và ổng đã bỏ ra 4, 5 tháng trời để huấn luyện cho Bổng hết “cà”!

Ông chú bảo Bổng bỏ thật nhiều đồ vào túi quần, cứ mỗi lần lấy ra một món gì là phải nói ngay tên của nó, không được chần chừ. Hết ngày này qua ngày khác, Bổng làm theo lời chú, nhưng một bữa nọ, khi cả 2 túi quần đều hết đồ, Bổng bỗng mò được một vật gì cưng cứng, thế là cu cậu kéo thật mạnh ra rồi bỗng nhiên thấy đau và la lên một tiếng thật lớn, thế là từ đó Bổng hết được tật cà lăm !

Trước khi ra về, để bảo đảm là các tài xế không còn hơi men, chị Nguyệt Thắng pha nước trà đãi khách. Ngửi mùi trà thơm phức khiến tôi cầm lòng không đặng nên uống một chén. Thế là đêm đó tôi trằn trọc không ngủ được, bèn lén ra khỏi khách sạn đi lang thang trên đường phố và lúc 3 giờ sáng, khiến anh Nhưọng và anh Cai tưởng là tôi bị con Mễ nào bắt cóc rồi. Còn tôi thì bị cảm mãi đến hôm nay mới ngồi viết xong được bài tường thuật .

Tổng kết lại, chuyến Nam Du kỳ này thật vui, thật hào hứng, đã thu gặt thành công tốt đẹp hơn sự mong muốn của mọi người. Xin cám ơn sự tiếp đãi nồng hậu của các bạn tại Nam Cali và xin cám ơn đặc biệt đến anh chị Tấm & Quỳnh và anh chị Đặng Ngọc Bổng đã cho chúng tôi những kỷ niệm khó quên.

San Jose ngày 3 tháng 4 năm 2009
Phạm Đức Hiền

Xin bấm vào website dưới đây để xem hình Nam Du.

No comments:

Post a Comment