Nhìn những ngôi nhà cổ còn sót lại trong khu downtown, với nhũng dấu vết của nhiều lần tu sửa để chống chọi với sự tàn phá của thời gian, có thể đoán được tuổi thọ của thành phố này đã ngoài trăm năm, nhưng thật sự người ta chỉ mới nghe và biết đến San Jose từ thập niên 1980, khi kỹ nghệ điện tử bùng phát trên địa danh có tên là Silicon Valley.
San Jose đã một thời nổi tiếng với mỹ danh “Thung Lũng Hoa Vàng”, ngày nay hoa vàng (hoa cải trời) không còn nữa, mà thay vào đó là hàng ngàn công ty xí nghiệp, hàng trăm ngàn ngôi biệt thự lớn nhỏ nguy nga tráng lệ, thiết kế nội thất tiện nghi tối tân đua nhau mọc lên như nấm, không thể nào giấu nổi sự phồn thịnh và phát triển lớn mạnh.
Khí hậu quanh năm hiền hòa , bốn mùa rõ rệt, tiện nam thuận Bắc, đã thu hút hàng chục ngàn người Việt từ khắp nơi đến tìm công ăn việc làm hoặc đầu tư mua bán. Con số người Việt định cư tại Bắc Cali tuy chưa bằng một nửa Miền Nam, nhưng theo thống kê hàng năm, thành phố San Jose với diện tích rộng lớn, có số người Việt tỵ nạn đua nhau về đây tái định cư đông nhất thế giới; thật đúng với câu “đất lành chim đậu”.
Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng người Việt, nhiều đoàn thể, hội đoàn, hội ái hữu đã được thành lập. Không ngoài mục tiêu đó, Nhóm cựu học sinh Liên Trường Phú Yên, qua sự khuyến khích của quý Thầy Cô, đã được hình thành, mà khởi đầu là những buổi gặp gỡ lẻ tẻ năm bảy người tại tư gia khi có bạn từ xa đến viếng thăm.
Nhận thức được sự cần thiết như món ăn bổ ích nuôi dưỡng tinh thần cho những năm tháng dài lìa xa quê hương, một số anh chị tình nguyện dấn thân làm đầu tầu điều hành sinh hoạt Nhóm, trong đó không thể nào không nhắc đến sự tích cực, lòng nhiệt tình và công sức đóng góp của anh Quang đăng Trường (Nguyễn văn Nam), anh chị Phạm Hoàng, anh chị Nguyễn văn Hùng, anh chị Ngô xuân Đức, chị Nguyễn thị Hằng và phu quân, chị Lưu phúc Phương và phu quân, anh chị Đặng ngọc Tú, chị Nguyễn kiều Khiêm, chị Phạm lan Anh và phu quân vv…; riêng tôi (Đặng duy Nhượng) có lẽ nhờ “sống lâu lên lão làng” nên được anh em thương mến, ưu ái gọi là“anh cả” (nhưng thật ra khả năng, đức độ và tuổi tác của tôi chưa xứng đáng đảm nhận vai trò anh cả này).
Từ ngày thành lập đến nay, mặc dù chưa một lần chính thức bầu bán, nhưng với tinh thần “dấn thân phục vụ”, đi đầu trong mọi công tác, quen biết nhiều, giao thiệp rộng, và thường xuyên liên lạc với thầy với bạn học xa gần, nên mọi người tôn anh Phạm Hoàng làm “thủ lãnh” của Nhóm.
Một số cựu giáo sư Nguyễn Huệ như thầy Lê ngọc Thiều, thầy Lê trọng Ngưng (nay đã chuyển về nam Cali), và thầy Nguyễn khoa Đằng, còn có thầy Ngô càng Phương, cựu giáo sư trường Bồ Đề, đã đồng ý đứng ra làm cố vấn cho Nhóm.
Có một số anh chị nguyên là học sinh sau khi tốt nghiệp đại học sư phạm trở về trường Nguyễn Huệ dậy học như thầy Nguyễn văn Điền, cô Nguyễn thị Nhung, cô Nguyễn cúc Phương, thầy Trần quang Hiệp, thầy Võ công Lộc, thầy Trần quốc Nam, thầy Phạm xuân Cầu cũng từng tham gia với Nhóm, nhưng hiện nay không biết vì lý do gì một số thầy không còn sinh hoạt với Nhóm.
Phía học sinh ngoài các anh chị đã được nêu tên trong ban điều hành còn có anh Đặng đình Khuê, anh Đặng kim Côn, anh Hà công Định, anh Phạm đăng Thu, anh Trương kỉnh Thành, anh Vương Nên, chị Vương Hồng và phu quân, anh chị Phạm hồng Nga, anh Nguyễn huy Hùng, anh Nguyễn huy Cường, anh Lữ đức Kỳ (đã chuyển về Washington), anh Nguyễn hoài Trung, anh Hoàng Phước, anh Huỳnh Vượng, anh Trần chí Phúc, anh Nguyễn đình Cai, anh chị Đoàn Hùng – Mộng Tuyết, anh Phạm Tiên, Chị Đặng thị Hoa, chị Đặng thị Nga, chị Hồng Quỳnh Hoa, chị Hồng Quỳnh Mai, chị Lê thị Cúc, anh Nguyễn văn Thọ, anh Nguyễn Lực, anh Lê Lâm, anh Đỗ như Tại, anh Phạm đức Hiền, chị Phạm bách Hợp, chị Phạm bích Diệp, chị Phạm Bội Lan, chị Nguyễn thị Thọ, anh Phan tư Lập (ở LA mới chuyển lên) và anh Cao Gia (thi sĩ Trúc Giang) là thân hữu luôn luôn khắng khít với Nhóm từ lúc thành lập đến giờ.
Nhóm được hình thành không ngoài mục đích nối kết giây liên lạc, gây tình thân ái trong thời gian xa quê hương, lưu lạc xứ người. Mỗi khi gặp gỡ là dịp được hàn huyên tâm sự, chia xẻ buồn vui, cùng nhau ôn lại kỷ niệm êm đẹp giữa thầy trò với nhau mà đã một thời cùng chung sống dưới mái trường thân yêu.
Từ ngày thành lập đến nay Nhóm đã tổ chức được nhiều buổi họp mặt tất niên, tân niên, với số người tham dự từ 50 đến 100 để tiễn đưa năm cũ, đón mừng năm mới, đồng thời chúc tuổi, chúc thọ thầy cô, như năm Mậu Dần (1998), Kỷ Mão (1999), tân niên Canh Thìn (2000), tân niên Tân Tỵ (2001) tại hội trường số 1520 The Alameda suite 107, San Jose CA 95126, do anh Quang đăng Trường mượn dùm, qua đó không khí của những lần họp mặt này rất ấm cúng và sinh động với chương trình rất phong phú như chúc tết, tặng hoa, tặng quà, nói lên lòng tôn kính, biết ơn công lao dậy dỗ của quý thầy; thầy trò phát biểu cảm tưởng qua những lời chân tình xúc động đến nghẹn ngào, kể cho nhau nghe những kỷ niệm vui buồn, thông báo người mất người còn.
Hào hứng với mục “hái lộc đầu xuân”, thích thú với phần văn nghệ cây nhà lá vườn tự biên tự diễn, sinh động với ban nhạc thân hữu The Love của ca sĩ Lệ Hằng tình nguyện giúp vui miễn phí, và ngon miệng với phần ẩm thực của những món ăn thuần túy ngày Tết do chính bàn tay khéo léo của quý vị phu nhân mang đến, mọi ngưòi đã tận hưởng những giây phút thú vị đầy phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương Việt Nam, mặc dù đang phải sống tha hương tại xứ lạ quê người.
Nhóm tiếp tục tổ chức họp mặt luôn phiên tại tư gia của quý thầy cô; tuy không được đầy đủ như những năm trước, nhưng cũng không kém phần ấm cúng, chân tình và trang trọng.
Hội Hè ngày 20/07/2000, với gần 200 người tham dự trong số này có chị Thái tú Hạnh từ Úc qua, anh Lê ngọc Phụng (mạnh thường quân) từ Chicago xuống, chị Lê thị Chính, chị Trương thị Yến từ Santa Ana lên, thân hữu thi sĩ Trúc Giang đến từ Antioch, thân hữu ca sĩ anh chị Mai Nguyễn đến từ Richmond.
Hội Hè ngày 05/08/2001 có trên 200 người tham dự, trong số khách quí phương xa đến có anh Phạm hoàng Công từ Seattle (bút hiệu Phạm cao Hoàng, tác giả nhạc phẩm Trở về mái trường xưa), chị Phan Lê Tuyết, tức Lê Thị Hoài Niệm, từ Houston, anh Phan Luân, anh Phạm Thông từ Chicago, anh Phạm vi Kích từ Virginia, anh Trần hữu An từ Louisiana, chị Lê thị Chính Ana và chị Trần Thị Tấm từ Santa. Cả hai lần picnic này đều được tổ chức tại công viên Coyote Hellyer park từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, ngoài anh chị em trong Nhóm còn có rất nhiều đồng hương và thân hữu Phú Yên được mời đến dự. Tất cả mọi người đều hào hứng vui chơi thỏa thích với nhiều tiết mục hấp dẫn như thông báo tin tức, phát biểu cảm tưởng, văn nghệ, trò chơi, sổ số, ẩm thực, barbecue với khung cảnh cạnh bờ hồ rất thơ mộng và mát mẻ.
Hai lần đón tiếp chị Diệp bích Hiền từ Pháp đến; các anh chị từ nam Cali lên; năm 1998 tham dự Hội Hè của cựu học sinh Nguyễn Huệ và ngày 23/11/2001 tham dự họp mặt Liên Trường trung học Phú Yên tại nam Cali; đón tiếp thầy Bửu Đôn ở Việt Nam qua du lịch từ 18 đến 20/08/2001; thầy hiệu trưởng Nguyễn đức Giang từ Đan Mạch sang từ ngày 05 đến 11/09/2001; anh Phạm văn Phước đến từ Na Uy ngày 15/08/2003; đón tiếp bảy chị em nhà họ Bùi từ Việt Nam qua gồm các chị Ngọc Dung, Ngọc Điệp, Ngọc Anh và phu quân Nguyễn hữu Lệ, Ngọc Trang, Ngọc Liêm và Ngọc Thọ, là chỗ thân tình giữa Bùi gia và Vương gia nên dành vinh dự ưu tiên cho anh chị Phạm Hoàng và gia đình, là những người đã hy sinh thời gian, tài chánh, công sức tổ chức đón tiếp tại tư gia của anh vào ngày 24/07/2006.
Ngày 13/09/2006 anh Nguyễn Tịnh từ thủ đô Washington DC xuống và được anh Nguyễn Lực, Hội Trưởng Hội Ái Hữu Phú Yên Bắc Cali”welcomed”, cho mượn nhà đón tiếp; chủ nhà đã hào phóng đãi anh Tịnh, thầy cô và các bạn một chai XO Remy Martin làm cho không khí sôi động và thắm tình bằng hữu.
Trong buổi hội ngộ này, anh Phạm đức Hiền cho trình làng nhạc phẩm “Tuy Hòa Quê Cũ”, thơ của anh Diệp thế Hùng, do chính anh sáng tác nhạc và trình bày. Tuy giọng ca không còn trong trẻo như thuở nào, nhưng rất điêu luyện, trầm ấm làm mọi người say mê, xúc động, đến nỗi tiếng hát chấm dứt từ lâu mà người nghe vẫn còn trầm ngâm quên cả vỗ tay tán thưởng.
Những năm không có hội hè, Nhóm lại tổ chức các buổi du ngoạn tại nhũng nơi thắng cảnh, như biển Monterey với “17 dặm đường tình”; biển Carmel, có cổ thành nổi tiếng do người Tây Ban Nha xây dựng và cũng là nơi nghỉ mát của những ngưòi dư tiền lắm của; biển Santa Cruz chạy dài qua nhiều thành phố, đi qua nhiều danh lam để cho du khách dừng chân ngắm cảnh và vui chơi thỏa thích; vịnh Half Moon Bay (nửa vầng trăng), nơi có con đê chắn sóng nổi tiếng và cũng là chỗ hẹn hò của những cặp tình nhân; San Diego với những con đường chạy dọc bờ biển trong không khí trong lành nhất thế giới, nổi tiếng với sở thú, vườn hoa và khu di tích Tây Ban Nha; Grand Caynon với núi non hùng vĩ, thung lũng sâu thăm thẳm, mà du khách muốn tham quan phải đi bằng trực thăng hoặc cỡi ngựa; Las Vegas, thủ đô giải trí và đỏ đen của thế giới, là nơi mà vào những dịp lễ lớn, hàng triệu du khách lũ lượt kéo tới để vui chơi và thử thời vận ; cầu Golden Gate của thành phố San Francisc, một kỳ quan của thế giới mà hầu như không ai bỏ qua nếu có dịp ghé thăm California; du lịch Mexcico bằng xe bus qua các thành phố làng mạc đến thăm đỉnh “Gió Hú”, bến cảng sản xuất bào ngư, địa điểm đóng phim Tetanic vv… tham dự các cuộc vui như sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới, tân gia, đám hỏi đám cưới, thôi nôi đầy tháng của con cháu do các thành viên trong Nhóm mời, tham dự chuyện buồn như tang lễ thân phụ anh Đăng ngọc Tú, tang lễ thân phụ chị Lưu phúc Phương, dự lễ cầu siêu cho thầy Hoàng văn Trí bào huynh của anh Hoàng Phước ở Oakland vv…, đặc biệt nhất là phụ giúp và tham dự tang lễ cho anh Đặng ngọc Tú (thành viên ban điều hàn).
Trong suốt thời gian một năm, cứ mỗi tháng, có khi mỗi tuần, Nhóm luôn phiên cử người đến bệnh viện, nursing home thăm chị Đào thị Tuyết Nga (vợ anh Đặng ngọc Tú), lần nào cũng có hoa, có quà, an ủi, động viên và theo dõi tình trạng sức khỏe của chị, đã tạo được ấn tượng tốt đẹp đối với gia đình hai bên và mọi người trong bệnh viện. Mỗi khi thấy sức khỏe của chị giảm sút, tất cả mọi người đều lo âu, lâm râm khấn nguyện, cầu xin Ơn Trên dủ lòng thương ban cho Chị tai qua nạn khỏi; nhiều lúc các chị đến thăm đã không cầm được những giọt nước mắt xúc cảm. Tuy nhiên, có lẽ vì số mạng, chị qua đời trong sự tiếc thương của mọi người. Sau đó, Nhóm đã tích cực phụ giúp gia đình lo tang lễ và tiễn đưa chị đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Anh Tú và chị Nga là đôi uyên ương thật “xứng đôi vừa lứa”, bản chất vui vẻ, hiền lành, khiêm nhường, hòa đồng với anh em nên được thầy thương bạn mến; anh chị rất tích cực và không nề hà trong mọi công tác, đắc lực trong mọi sinh hoạt của Nhóm. Anh chị ra đi để lại sự bùi ngùi và luyến tiếc.
Trong hai năm qua Nhóm tạm ngưng các buổi sinh hoạt lớn như hình thức để tang anh chị, thay vào đó là những lần đến thăm viếng, đốt nhang, cúng hoa tại mộ phần anh chị trong nghĩa trang Oak Hill.
Nhóm mới hoạt động trở lại trong dịp mừng lễ Giáng Sinh và Tết Dương Lịch vào ngày 10/12/2006 vừa qua. Buổi họp mặt này có khoảng gần 50 người tham dự, đặc biệt có khách quí như anh chị Lê Tám từ Virginia; anh Mark, phu quân của chị Phạm bội Lan; chị Nguyễn thị Xuân Lan, bạn của chị Lan Anh từ Việt Nam qua du lịch (xin xem chi tiết trong bài tường thuật của anh Phạm đức Hiền). Trong buổi họp mặt này, chương trình mới được vạch ra, dự kiến trong tương lai Nhóm sẽ tổ chức hội ngộ cựu giáo sư và học sinh Liên Trường Phú Yên trên toàn thế giới tại San Jose, Miền Bắc Cali, và trong dịp này sẽ phát hành đặc san Nguyễn Huệ để làm kỷ niệm. Buổi họp mặt này đã làm sống lại sinh hoạt của Nhóm sau thời gian tạm ngủ quên..
Nhân dịp một số bạn từ phương xa về San Jose dự dạ tiệc tất niên Bính Tuất do Hội Ái Hữu Phú Yên Bắc Cali tổ chức vào ngày 19 tháng 2 năm 2007; và tuy đã gặp mặt tối hôm trước, nhưng hình như bầu tâm sự chất chứa bấy lâu chỉ mới vơi được một phần, nên ngày hôm sau, Nhóm lại tổ chức họp mặt tại tư gia anh chị Nguyễn văn Hùng để hàn huyên tâm sự, tạo cơ hội cho bạn bè lâu ngày được gặp lại nhau, mừng mừng, tủi tủi, tiếng cười pha lẫn nước mắt nóng hổi chảy dài xuống má thật xúc động, những vòng tay siết chặt đôi vai ấm cúng vô cùng, còn gì vui sướng và hạnh phúc cho bằng “tha hương ngộ cố tri”. Trong dịp này Nhóm đã hội ngộ với (nói theo ngôn từ của Anh Phạm đức Hiền) Công Chúa Trần thị Tấm, Quận Chúa Đặng thị Lệ Hà, Hoàng Tử Thái Vân từ Nam Cali lên, Công Chúa Nguyễn thị Kim Quy và Công Chúa Trương phương Vân đến từ San Diego, vương quốc Arizona có Đại sứ Trần Câu, thành phố Seattle có Công Nương Tôn Nữ Thanh và người hùng Lữ đức Kỳ từ Washington về. (xin đọc lại bài tường thuật của anh Phạm đức Hiền).
Vào ngày 27-01-07 tức mùng hai Tết Bính Tuất, một số anh chị đại diện Nhóm gồm anh Phạm Hoàng, chị Vương Hạnh, chị Nguyễn thị Hằng, anh chị Phạm đức Hiền, anh Nguyễn Lực, anh chị Ngô xuân Đức và anh Đặng duy Nhượng đi chúc tuổi Thầy Cô hiện đang cư ngụ tại San Jose. Xuất xuất hành đầu tiên là đến xông đất nhà Thầy Lê ngoc Thiều. Cũng như mọi năm thầy cô và gia đình đã tiếp đón nồng hậu với những món ngon đặc sản xứ Huế do chính bàn tay khéo léo của cô làm. Khi từ giã mỗi người lại được cô thương mến “giúi” cho một đòn bánh tét khệ nệ khiêng về.
Rời nhà thầy Thiều, phái đoàn nhắm hướng nhà thầy Nguyễn khoa Đằng trực chỉ, và được thầy cô ra tận cửa niềm nở đón vào. Sau khi được thầy cô cho thưởng thức những món hoàn toàn “Huệ”, trong đó có cả món nem “ché”, Cô Đằng hướng dẫn mấy chị đi thăm “nông trại bỏ túi” quanh nhà, mùa nào cây đó đủ thứ; mỗi chị được cô “lì xì” cho một trái bưởi ổi đặc sản Biên Hòa ngọt lịm.
Cuối cùng vào lúc chiều tối, phái đoàn đến chúc tết Thầy Cô Ngô càng Phương, và được thầy cô chuẩn bị sẵn một bàn tiệc đầy ắp sơn hào hải vị, có cả bánh tráng quê hương để chiêu đãi. Phái đoàn thật cảm kích vô cùng trước tình cảm và lòng “hiếu hoc trò” của Thầy Cô.
Ngày xuân đi chúc Tết Thầy Cô là một việc làm tuy đơn giản nhưng là để thể hiện lòng tôn kính và biết ơn chân thành, Nhóm giữ đúng truyền thống “Tôn Sư trọng đạo” và lấy câu tục ngữ “không thầy đố mày làm nên” làm kim chỉ Nam trong suốt hành trình của cuộc đời. (xin xem lại bài tường thuật Ngày Xuân Đi Chúc tết Thầy Cô của anh Đặng Duy Nhượng).
Mới nhất là vào ngày chủ nhật 10-06-07 vừa qua, một cuộc họp mặt bỏ túi đột xuất được diễn ra tại nhà anh chị Phạm Hoàng để tiếp đón anh Nguyễn hữu Bảng từ Việt Nam qua dự lễ ra trường (tốt nghiệp đại học) của con trai tại Seattle. Trên đường đi, anh Bảng đã ghé lại San Jose, và tuy chỉ được thông báo trước vài tiếng đồng hồ, nhưng cũng vận động được sự hiện diện của các anh Nguyễn Lực, Ngô xuân Đức, Đoàn Hùng, Đặng duy Nhượng, các chị Nguyễn Mộng Tuyết, Hoàng thanh Phước. Phái đoàn ngoài anh Bảng còn có các anh Văn tấn Nhung (đồng hương Phú Yên), Trần Lương, Trần Phinh,( San Diego), anh Phan Thuận (Seattle) tháp tùng từ Miền Nam Cali lên, tất cả đều được đón tiếp nồng hậu, gia chủ đã hào phóng thiết đãi bữa ăn trưa thịnh soạn, rất ngon miệng do nhà hàng Dakao II ở Milpitas cung cấp.
Nhắc lại những hoạt động kể trên không phải để khoe khoang thành tích, mà chỉ muốn nói lên sinh hoạt của Nhóm với mục đích duy trì và thắt chặt giây liên kết tình thầy trò thêm bền vững. Chắc chắn các thầy cô, khi thấy học trò cũ của mình thuộc thế hệ trước, trong đó có những người đang giữ những chức vụ quan trọng trong xã hội, vẫn một lòng tôn kính, biết ơn thầy, giữ nền đạo đức “tiên học lễ, hậu học văn”, làm gương sáng cho lớp đàn em noi theo. Điều đáng khích lệ nhất đó là quý thầy cô, tuy tuổi hạc đã cao, nhưng vẫn còn sát cánh, tham gia mọi sinh hoạt với Nhóm để khuyến khích, nâng đỡ tinh thần cho học trò yêu quý. Lúc nào trên gương mặt của quý Thầy Cô cũng rạng rỡ, nụ cười cũng tươi vui, thể hiện niềm tự hào, hãnh diện và mãn nguyện vì đã chu toàn thiên chức nhà giáo cao quí một cách xuất sắc, vì đã có công đào tạo chúng em thành nhân, thành danh, hữu ích cho xã hội trên toàn địa cầu. (tất cả sinh hoạt kể trên đều có hình ảnh lưu giữ).
Để tường nhớ anh chị Đặng Ngọc Tú:
San Jose ngày 15-06-2007
Duy Nhượng.
San Jose đã một thời nổi tiếng với mỹ danh “Thung Lũng Hoa Vàng”, ngày nay hoa vàng (hoa cải trời) không còn nữa, mà thay vào đó là hàng ngàn công ty xí nghiệp, hàng trăm ngàn ngôi biệt thự lớn nhỏ nguy nga tráng lệ, thiết kế nội thất tiện nghi tối tân đua nhau mọc lên như nấm, không thể nào giấu nổi sự phồn thịnh và phát triển lớn mạnh.
Khí hậu quanh năm hiền hòa , bốn mùa rõ rệt, tiện nam thuận Bắc, đã thu hút hàng chục ngàn người Việt từ khắp nơi đến tìm công ăn việc làm hoặc đầu tư mua bán. Con số người Việt định cư tại Bắc Cali tuy chưa bằng một nửa Miền Nam, nhưng theo thống kê hàng năm, thành phố San Jose với diện tích rộng lớn, có số người Việt tỵ nạn đua nhau về đây tái định cư đông nhất thế giới; thật đúng với câu “đất lành chim đậu”.
Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng người Việt, nhiều đoàn thể, hội đoàn, hội ái hữu đã được thành lập. Không ngoài mục tiêu đó, Nhóm cựu học sinh Liên Trường Phú Yên, qua sự khuyến khích của quý Thầy Cô, đã được hình thành, mà khởi đầu là những buổi gặp gỡ lẻ tẻ năm bảy người tại tư gia khi có bạn từ xa đến viếng thăm.
Nhận thức được sự cần thiết như món ăn bổ ích nuôi dưỡng tinh thần cho những năm tháng dài lìa xa quê hương, một số anh chị tình nguyện dấn thân làm đầu tầu điều hành sinh hoạt Nhóm, trong đó không thể nào không nhắc đến sự tích cực, lòng nhiệt tình và công sức đóng góp của anh Quang đăng Trường (Nguyễn văn Nam), anh chị Phạm Hoàng, anh chị Nguyễn văn Hùng, anh chị Ngô xuân Đức, chị Nguyễn thị Hằng và phu quân, chị Lưu phúc Phương và phu quân, anh chị Đặng ngọc Tú, chị Nguyễn kiều Khiêm, chị Phạm lan Anh và phu quân vv…; riêng tôi (Đặng duy Nhượng) có lẽ nhờ “sống lâu lên lão làng” nên được anh em thương mến, ưu ái gọi là“anh cả” (nhưng thật ra khả năng, đức độ và tuổi tác của tôi chưa xứng đáng đảm nhận vai trò anh cả này).
Từ ngày thành lập đến nay, mặc dù chưa một lần chính thức bầu bán, nhưng với tinh thần “dấn thân phục vụ”, đi đầu trong mọi công tác, quen biết nhiều, giao thiệp rộng, và thường xuyên liên lạc với thầy với bạn học xa gần, nên mọi người tôn anh Phạm Hoàng làm “thủ lãnh” của Nhóm.
Một số cựu giáo sư Nguyễn Huệ như thầy Lê ngọc Thiều, thầy Lê trọng Ngưng (nay đã chuyển về nam Cali), và thầy Nguyễn khoa Đằng, còn có thầy Ngô càng Phương, cựu giáo sư trường Bồ Đề, đã đồng ý đứng ra làm cố vấn cho Nhóm.
Có một số anh chị nguyên là học sinh sau khi tốt nghiệp đại học sư phạm trở về trường Nguyễn Huệ dậy học như thầy Nguyễn văn Điền, cô Nguyễn thị Nhung, cô Nguyễn cúc Phương, thầy Trần quang Hiệp, thầy Võ công Lộc, thầy Trần quốc Nam, thầy Phạm xuân Cầu cũng từng tham gia với Nhóm, nhưng hiện nay không biết vì lý do gì một số thầy không còn sinh hoạt với Nhóm.
Phía học sinh ngoài các anh chị đã được nêu tên trong ban điều hành còn có anh Đặng đình Khuê, anh Đặng kim Côn, anh Hà công Định, anh Phạm đăng Thu, anh Trương kỉnh Thành, anh Vương Nên, chị Vương Hồng và phu quân, anh chị Phạm hồng Nga, anh Nguyễn huy Hùng, anh Nguyễn huy Cường, anh Lữ đức Kỳ (đã chuyển về Washington), anh Nguyễn hoài Trung, anh Hoàng Phước, anh Huỳnh Vượng, anh Trần chí Phúc, anh Nguyễn đình Cai, anh chị Đoàn Hùng – Mộng Tuyết, anh Phạm Tiên, Chị Đặng thị Hoa, chị Đặng thị Nga, chị Hồng Quỳnh Hoa, chị Hồng Quỳnh Mai, chị Lê thị Cúc, anh Nguyễn văn Thọ, anh Nguyễn Lực, anh Lê Lâm, anh Đỗ như Tại, anh Phạm đức Hiền, chị Phạm bách Hợp, chị Phạm bích Diệp, chị Phạm Bội Lan, chị Nguyễn thị Thọ, anh Phan tư Lập (ở LA mới chuyển lên) và anh Cao Gia (thi sĩ Trúc Giang) là thân hữu luôn luôn khắng khít với Nhóm từ lúc thành lập đến giờ.
Nhóm được hình thành không ngoài mục đích nối kết giây liên lạc, gây tình thân ái trong thời gian xa quê hương, lưu lạc xứ người. Mỗi khi gặp gỡ là dịp được hàn huyên tâm sự, chia xẻ buồn vui, cùng nhau ôn lại kỷ niệm êm đẹp giữa thầy trò với nhau mà đã một thời cùng chung sống dưới mái trường thân yêu.
Từ ngày thành lập đến nay Nhóm đã tổ chức được nhiều buổi họp mặt tất niên, tân niên, với số người tham dự từ 50 đến 100 để tiễn đưa năm cũ, đón mừng năm mới, đồng thời chúc tuổi, chúc thọ thầy cô, như năm Mậu Dần (1998), Kỷ Mão (1999), tân niên Canh Thìn (2000), tân niên Tân Tỵ (2001) tại hội trường số 1520 The Alameda suite 107, San Jose CA 95126, do anh Quang đăng Trường mượn dùm, qua đó không khí của những lần họp mặt này rất ấm cúng và sinh động với chương trình rất phong phú như chúc tết, tặng hoa, tặng quà, nói lên lòng tôn kính, biết ơn công lao dậy dỗ của quý thầy; thầy trò phát biểu cảm tưởng qua những lời chân tình xúc động đến nghẹn ngào, kể cho nhau nghe những kỷ niệm vui buồn, thông báo người mất người còn.
Hào hứng với mục “hái lộc đầu xuân”, thích thú với phần văn nghệ cây nhà lá vườn tự biên tự diễn, sinh động với ban nhạc thân hữu The Love của ca sĩ Lệ Hằng tình nguyện giúp vui miễn phí, và ngon miệng với phần ẩm thực của những món ăn thuần túy ngày Tết do chính bàn tay khéo léo của quý vị phu nhân mang đến, mọi ngưòi đã tận hưởng những giây phút thú vị đầy phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương Việt Nam, mặc dù đang phải sống tha hương tại xứ lạ quê người.
Nhóm tiếp tục tổ chức họp mặt luôn phiên tại tư gia của quý thầy cô; tuy không được đầy đủ như những năm trước, nhưng cũng không kém phần ấm cúng, chân tình và trang trọng.
Hội Hè ngày 20/07/2000, với gần 200 người tham dự trong số này có chị Thái tú Hạnh từ Úc qua, anh Lê ngọc Phụng (mạnh thường quân) từ Chicago xuống, chị Lê thị Chính, chị Trương thị Yến từ Santa Ana lên, thân hữu thi sĩ Trúc Giang đến từ Antioch, thân hữu ca sĩ anh chị Mai Nguyễn đến từ Richmond.
Hội Hè ngày 05/08/2001 có trên 200 người tham dự, trong số khách quí phương xa đến có anh Phạm hoàng Công từ Seattle (bút hiệu Phạm cao Hoàng, tác giả nhạc phẩm Trở về mái trường xưa), chị Phan Lê Tuyết, tức Lê Thị Hoài Niệm, từ Houston, anh Phan Luân, anh Phạm Thông từ Chicago, anh Phạm vi Kích từ Virginia, anh Trần hữu An từ Louisiana, chị Lê thị Chính Ana và chị Trần Thị Tấm từ Santa. Cả hai lần picnic này đều được tổ chức tại công viên Coyote Hellyer park từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, ngoài anh chị em trong Nhóm còn có rất nhiều đồng hương và thân hữu Phú Yên được mời đến dự. Tất cả mọi người đều hào hứng vui chơi thỏa thích với nhiều tiết mục hấp dẫn như thông báo tin tức, phát biểu cảm tưởng, văn nghệ, trò chơi, sổ số, ẩm thực, barbecue với khung cảnh cạnh bờ hồ rất thơ mộng và mát mẻ.
Hai lần đón tiếp chị Diệp bích Hiền từ Pháp đến; các anh chị từ nam Cali lên; năm 1998 tham dự Hội Hè của cựu học sinh Nguyễn Huệ và ngày 23/11/2001 tham dự họp mặt Liên Trường trung học Phú Yên tại nam Cali; đón tiếp thầy Bửu Đôn ở Việt Nam qua du lịch từ 18 đến 20/08/2001; thầy hiệu trưởng Nguyễn đức Giang từ Đan Mạch sang từ ngày 05 đến 11/09/2001; anh Phạm văn Phước đến từ Na Uy ngày 15/08/2003; đón tiếp bảy chị em nhà họ Bùi từ Việt Nam qua gồm các chị Ngọc Dung, Ngọc Điệp, Ngọc Anh và phu quân Nguyễn hữu Lệ, Ngọc Trang, Ngọc Liêm và Ngọc Thọ, là chỗ thân tình giữa Bùi gia và Vương gia nên dành vinh dự ưu tiên cho anh chị Phạm Hoàng và gia đình, là những người đã hy sinh thời gian, tài chánh, công sức tổ chức đón tiếp tại tư gia của anh vào ngày 24/07/2006.
Ngày 13/09/2006 anh Nguyễn Tịnh từ thủ đô Washington DC xuống và được anh Nguyễn Lực, Hội Trưởng Hội Ái Hữu Phú Yên Bắc Cali”welcomed”, cho mượn nhà đón tiếp; chủ nhà đã hào phóng đãi anh Tịnh, thầy cô và các bạn một chai XO Remy Martin làm cho không khí sôi động và thắm tình bằng hữu.
Trong buổi hội ngộ này, anh Phạm đức Hiền cho trình làng nhạc phẩm “Tuy Hòa Quê Cũ”, thơ của anh Diệp thế Hùng, do chính anh sáng tác nhạc và trình bày. Tuy giọng ca không còn trong trẻo như thuở nào, nhưng rất điêu luyện, trầm ấm làm mọi người say mê, xúc động, đến nỗi tiếng hát chấm dứt từ lâu mà người nghe vẫn còn trầm ngâm quên cả vỗ tay tán thưởng.
Những năm không có hội hè, Nhóm lại tổ chức các buổi du ngoạn tại nhũng nơi thắng cảnh, như biển Monterey với “17 dặm đường tình”; biển Carmel, có cổ thành nổi tiếng do người Tây Ban Nha xây dựng và cũng là nơi nghỉ mát của những ngưòi dư tiền lắm của; biển Santa Cruz chạy dài qua nhiều thành phố, đi qua nhiều danh lam để cho du khách dừng chân ngắm cảnh và vui chơi thỏa thích; vịnh Half Moon Bay (nửa vầng trăng), nơi có con đê chắn sóng nổi tiếng và cũng là chỗ hẹn hò của những cặp tình nhân; San Diego với những con đường chạy dọc bờ biển trong không khí trong lành nhất thế giới, nổi tiếng với sở thú, vườn hoa và khu di tích Tây Ban Nha; Grand Caynon với núi non hùng vĩ, thung lũng sâu thăm thẳm, mà du khách muốn tham quan phải đi bằng trực thăng hoặc cỡi ngựa; Las Vegas, thủ đô giải trí và đỏ đen của thế giới, là nơi mà vào những dịp lễ lớn, hàng triệu du khách lũ lượt kéo tới để vui chơi và thử thời vận ; cầu Golden Gate của thành phố San Francisc, một kỳ quan của thế giới mà hầu như không ai bỏ qua nếu có dịp ghé thăm California; du lịch Mexcico bằng xe bus qua các thành phố làng mạc đến thăm đỉnh “Gió Hú”, bến cảng sản xuất bào ngư, địa điểm đóng phim Tetanic vv… tham dự các cuộc vui như sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới, tân gia, đám hỏi đám cưới, thôi nôi đầy tháng của con cháu do các thành viên trong Nhóm mời, tham dự chuyện buồn như tang lễ thân phụ anh Đăng ngọc Tú, tang lễ thân phụ chị Lưu phúc Phương, dự lễ cầu siêu cho thầy Hoàng văn Trí bào huynh của anh Hoàng Phước ở Oakland vv…, đặc biệt nhất là phụ giúp và tham dự tang lễ cho anh Đặng ngọc Tú (thành viên ban điều hàn).
Trong suốt thời gian một năm, cứ mỗi tháng, có khi mỗi tuần, Nhóm luôn phiên cử người đến bệnh viện, nursing home thăm chị Đào thị Tuyết Nga (vợ anh Đặng ngọc Tú), lần nào cũng có hoa, có quà, an ủi, động viên và theo dõi tình trạng sức khỏe của chị, đã tạo được ấn tượng tốt đẹp đối với gia đình hai bên và mọi người trong bệnh viện. Mỗi khi thấy sức khỏe của chị giảm sút, tất cả mọi người đều lo âu, lâm râm khấn nguyện, cầu xin Ơn Trên dủ lòng thương ban cho Chị tai qua nạn khỏi; nhiều lúc các chị đến thăm đã không cầm được những giọt nước mắt xúc cảm. Tuy nhiên, có lẽ vì số mạng, chị qua đời trong sự tiếc thương của mọi người. Sau đó, Nhóm đã tích cực phụ giúp gia đình lo tang lễ và tiễn đưa chị đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Anh Tú và chị Nga là đôi uyên ương thật “xứng đôi vừa lứa”, bản chất vui vẻ, hiền lành, khiêm nhường, hòa đồng với anh em nên được thầy thương bạn mến; anh chị rất tích cực và không nề hà trong mọi công tác, đắc lực trong mọi sinh hoạt của Nhóm. Anh chị ra đi để lại sự bùi ngùi và luyến tiếc.
Trong hai năm qua Nhóm tạm ngưng các buổi sinh hoạt lớn như hình thức để tang anh chị, thay vào đó là những lần đến thăm viếng, đốt nhang, cúng hoa tại mộ phần anh chị trong nghĩa trang Oak Hill.
Nhóm mới hoạt động trở lại trong dịp mừng lễ Giáng Sinh và Tết Dương Lịch vào ngày 10/12/2006 vừa qua. Buổi họp mặt này có khoảng gần 50 người tham dự, đặc biệt có khách quí như anh chị Lê Tám từ Virginia; anh Mark, phu quân của chị Phạm bội Lan; chị Nguyễn thị Xuân Lan, bạn của chị Lan Anh từ Việt Nam qua du lịch (xin xem chi tiết trong bài tường thuật của anh Phạm đức Hiền). Trong buổi họp mặt này, chương trình mới được vạch ra, dự kiến trong tương lai Nhóm sẽ tổ chức hội ngộ cựu giáo sư và học sinh Liên Trường Phú Yên trên toàn thế giới tại San Jose, Miền Bắc Cali, và trong dịp này sẽ phát hành đặc san Nguyễn Huệ để làm kỷ niệm. Buổi họp mặt này đã làm sống lại sinh hoạt của Nhóm sau thời gian tạm ngủ quên..
Nhân dịp một số bạn từ phương xa về San Jose dự dạ tiệc tất niên Bính Tuất do Hội Ái Hữu Phú Yên Bắc Cali tổ chức vào ngày 19 tháng 2 năm 2007; và tuy đã gặp mặt tối hôm trước, nhưng hình như bầu tâm sự chất chứa bấy lâu chỉ mới vơi được một phần, nên ngày hôm sau, Nhóm lại tổ chức họp mặt tại tư gia anh chị Nguyễn văn Hùng để hàn huyên tâm sự, tạo cơ hội cho bạn bè lâu ngày được gặp lại nhau, mừng mừng, tủi tủi, tiếng cười pha lẫn nước mắt nóng hổi chảy dài xuống má thật xúc động, những vòng tay siết chặt đôi vai ấm cúng vô cùng, còn gì vui sướng và hạnh phúc cho bằng “tha hương ngộ cố tri”. Trong dịp này Nhóm đã hội ngộ với (nói theo ngôn từ của Anh Phạm đức Hiền) Công Chúa Trần thị Tấm, Quận Chúa Đặng thị Lệ Hà, Hoàng Tử Thái Vân từ Nam Cali lên, Công Chúa Nguyễn thị Kim Quy và Công Chúa Trương phương Vân đến từ San Diego, vương quốc Arizona có Đại sứ Trần Câu, thành phố Seattle có Công Nương Tôn Nữ Thanh và người hùng Lữ đức Kỳ từ Washington về. (xin đọc lại bài tường thuật của anh Phạm đức Hiền).
Vào ngày 27-01-07 tức mùng hai Tết Bính Tuất, một số anh chị đại diện Nhóm gồm anh Phạm Hoàng, chị Vương Hạnh, chị Nguyễn thị Hằng, anh chị Phạm đức Hiền, anh Nguyễn Lực, anh chị Ngô xuân Đức và anh Đặng duy Nhượng đi chúc tuổi Thầy Cô hiện đang cư ngụ tại San Jose. Xuất xuất hành đầu tiên là đến xông đất nhà Thầy Lê ngoc Thiều. Cũng như mọi năm thầy cô và gia đình đã tiếp đón nồng hậu với những món ngon đặc sản xứ Huế do chính bàn tay khéo léo của cô làm. Khi từ giã mỗi người lại được cô thương mến “giúi” cho một đòn bánh tét khệ nệ khiêng về.
Rời nhà thầy Thiều, phái đoàn nhắm hướng nhà thầy Nguyễn khoa Đằng trực chỉ, và được thầy cô ra tận cửa niềm nở đón vào. Sau khi được thầy cô cho thưởng thức những món hoàn toàn “Huệ”, trong đó có cả món nem “ché”, Cô Đằng hướng dẫn mấy chị đi thăm “nông trại bỏ túi” quanh nhà, mùa nào cây đó đủ thứ; mỗi chị được cô “lì xì” cho một trái bưởi ổi đặc sản Biên Hòa ngọt lịm.
Cuối cùng vào lúc chiều tối, phái đoàn đến chúc tết Thầy Cô Ngô càng Phương, và được thầy cô chuẩn bị sẵn một bàn tiệc đầy ắp sơn hào hải vị, có cả bánh tráng quê hương để chiêu đãi. Phái đoàn thật cảm kích vô cùng trước tình cảm và lòng “hiếu hoc trò” của Thầy Cô.
Ngày xuân đi chúc Tết Thầy Cô là một việc làm tuy đơn giản nhưng là để thể hiện lòng tôn kính và biết ơn chân thành, Nhóm giữ đúng truyền thống “Tôn Sư trọng đạo” và lấy câu tục ngữ “không thầy đố mày làm nên” làm kim chỉ Nam trong suốt hành trình của cuộc đời. (xin xem lại bài tường thuật Ngày Xuân Đi Chúc tết Thầy Cô của anh Đặng Duy Nhượng).
Mới nhất là vào ngày chủ nhật 10-06-07 vừa qua, một cuộc họp mặt bỏ túi đột xuất được diễn ra tại nhà anh chị Phạm Hoàng để tiếp đón anh Nguyễn hữu Bảng từ Việt Nam qua dự lễ ra trường (tốt nghiệp đại học) của con trai tại Seattle. Trên đường đi, anh Bảng đã ghé lại San Jose, và tuy chỉ được thông báo trước vài tiếng đồng hồ, nhưng cũng vận động được sự hiện diện của các anh Nguyễn Lực, Ngô xuân Đức, Đoàn Hùng, Đặng duy Nhượng, các chị Nguyễn Mộng Tuyết, Hoàng thanh Phước. Phái đoàn ngoài anh Bảng còn có các anh Văn tấn Nhung (đồng hương Phú Yên), Trần Lương, Trần Phinh,( San Diego), anh Phan Thuận (Seattle) tháp tùng từ Miền Nam Cali lên, tất cả đều được đón tiếp nồng hậu, gia chủ đã hào phóng thiết đãi bữa ăn trưa thịnh soạn, rất ngon miệng do nhà hàng Dakao II ở Milpitas cung cấp.
Nhắc lại những hoạt động kể trên không phải để khoe khoang thành tích, mà chỉ muốn nói lên sinh hoạt của Nhóm với mục đích duy trì và thắt chặt giây liên kết tình thầy trò thêm bền vững. Chắc chắn các thầy cô, khi thấy học trò cũ của mình thuộc thế hệ trước, trong đó có những người đang giữ những chức vụ quan trọng trong xã hội, vẫn một lòng tôn kính, biết ơn thầy, giữ nền đạo đức “tiên học lễ, hậu học văn”, làm gương sáng cho lớp đàn em noi theo. Điều đáng khích lệ nhất đó là quý thầy cô, tuy tuổi hạc đã cao, nhưng vẫn còn sát cánh, tham gia mọi sinh hoạt với Nhóm để khuyến khích, nâng đỡ tinh thần cho học trò yêu quý. Lúc nào trên gương mặt của quý Thầy Cô cũng rạng rỡ, nụ cười cũng tươi vui, thể hiện niềm tự hào, hãnh diện và mãn nguyện vì đã chu toàn thiên chức nhà giáo cao quí một cách xuất sắc, vì đã có công đào tạo chúng em thành nhân, thành danh, hữu ích cho xã hội trên toàn địa cầu. (tất cả sinh hoạt kể trên đều có hình ảnh lưu giữ).
Để tường nhớ anh chị Đặng Ngọc Tú:
San Jose ngày 15-06-2007
Duy Nhượng.
team building is great and happy
ReplyDelete